Friday, April 26, 2019

Siết chặt việc cưỡng chế bàn giao phí bảo trì chung cư

Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có kiến nghị gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư.

Theo HoREA, quy định trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng hiện nay đã rất cụ thể. Tuy nhiên trên thực tế, UBND cấp tỉnh hầu như chưa thực hiện đầy đủ thẩm quyền, kể cả thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao kinh phí bảo trì.

Vì vậy, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm quy định trên đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhà chung cư.

Siết chặt việc cưỡng chế bàn giao phí bảo trì chung cư

Về cách tính kinh phí bảo trì đối với sở hữu riêng của chủ đầu tư, HoREA nói rằng nên điều chỉnh theo hướng: "Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại. Phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ, giá cho thuê thực tế phần diện tích khác trong nhà chung cư đó.”

Đồng thời, tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn, trước hết là UBND cấp phường, cấp quận và Sở Xây dựng đối với việc quản lý, sử dụng và giải quyết vướng mắc đối với việc quản lý, sử dụng phí bảo trì chung cư.

Cụ thể, tổ trưởng dân phố, hoặc trưởng ban điều hành khu phố (có thể không phải là chủ sở hữu chung cư) nên làm Phó Ban Quản trị nhà chung cư, trừ trường hợp đã được bầu làm Trưởng Ban Quản trị nhà chung cư. Cạnh đó, Ban Quản trị nhà chung cư phải có tối thiểu 2 thành viên trở lên trong Ban Quản trị để có sự giám sát và hạn chế việc lạm quyền, lạm chi.

“Việc bảo trì đối với các chung cư hình thành trước khi có quy định về 2% kinh phí bảo trì theo Luật Nhà ở 2014, Hiệp hội nhận thấy các quy định trên đây đã đủ cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp chưa đóng kinh phí bảo trì trước và sau Luật Nhà ở 2005. Việc phát sinh tranh chấp về kinh phí bảo trì của các trường hợp này là do khâu thực thi pháp luật của các địa phương chưa quyết liệt.

Do đó, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ yêu cầu UBND cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện đúng các quy định nêu trên để xử lý các tranh chấp về nghĩa vụ đóng kinh phí bảo trì đối với các trường hợp xảy ra trước hoặc sau Luật Nhà ở 2005”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nói. xem thêm https://congtynhaxinh.hatenadiary.jp/

Ngoài ra, điều 13 Thông tư 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định: “đối với hội nghị của tòa nhà chung cư thì phải có tối thiểu 75% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự. Trường hợp triệu tập hội nghị lần đầu mà không đủ 75% đại diện chủ sở hữu căn hộ tham dự thì triệu tập hội nghị lần thứ hai khi có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự. Nếu triệu tập hội nghị lần thứ hai mà không có đủ số người tham dự thì chủ đầu tư đề nghị UBND xã, phường, thị trấn nơi có nhà chung tổ chức hội nghị theo quy định”.

HoREA cho rằng quy định này không phù hợp với thực tế vì rất khó đạt được tỷ lệ 75% số người dự hội nghị nhà chung cư, mà nên theo "nguyên tắc đa số" và có cơ chế phát huy vai trò của các chủ sở hữu chung cư, nhất là vai trò chủ động của UBND phường. xem thêm https://nhaxinh.hatenadiary.jp


Theo vietnamnet

Thursday, April 25, 2019

Nhà đất hẻm sâu bị ép giá tiền tỷ

Rao bán lô đất gần 300 m2 quận Bình Thạnh (TP HCM) giá 22 tỷ đồng bà Hạnh chỉ chốt được mức 18 tỷ, vuột mất 4 tỷ vì bị ép giá đất hẻm sâu.

Lô đất của bà Hạnh đã chào bán gần 3 năm nhưng chưa chốt được giao dịch thành công. Phải đến cuối năm 2018, trước áp lực cần tiền nhưng sốt ruột vì cứ phải chờ đợi quá lâu, chủ đất đành chấp nhận bán giá 18 tỷ dù ban đầu kỳ vọng bán 22 tỷ đồng.

Hơn 260 m2 đất có giá 18 tỷ đồng vị chi mỗi m2 đất hẻm một xe máy đi lọt tại quận Bình Thạnh có giá gần 70 triệu đồng. Trong khi đó, một căn nhà phố 4 tầng trên thửa đất 50 m2 đường nội bộ sầm uất, ôtô vào tận cửa và quay đầu được gần đó chào tới 20 tỷ đồng. Trừ đi chi phí xây nhà và nội thất cao cấp 4 tỷ đồng, lô đất đường nội bộ này có giá trên 300 triệu đồng mỗi m2. Bà Hạnh tiếc rẻ vì thửa đất của gia đình bà to hơn, vuông vức hơn nhưng chỉ vì nằm trong con hẻm nhỏ và sâu nên bị ép giá, vuột mất hàng tỷ đồng.

Tình huống nhà, đất to nằm trong hẻm nhỏ bị ép giá, chỉ bán được bằng một nửa thậm chí một phần ba bất động sản nhỏ hơn ở tuyến hẻm hoặc con đường lớn hơn, khá phổ biến tại TP HCM.

Trước đó, hồi năm 2016-2017, giữa lúc Sài Gòn liên tục diễn ra sốt đất, một lô đất 92 m2, hẻm vừa một xe máy đi một chiều, Phạm Viết Chánh, quận 1 có giá bán 4,5 tỷ đồng, tức gần 50 triệu đồng một m2. Trong khi cũng tại một con hẻm xe hơi cùng trục Phạm Viết Chánh, giá nhà đất ghi nhận chào bán mức phổ biến 80 triệu đồng mỗi m2.

Nhà phố Sài Gòn. Ảnh: Lucas Nguyễn

Chuyên gia bất động sản cá nhân Phan Công Chánh từng quan sát các giao dịch trên trục đường Phạm Viết Chánh cho biết điểm yếu lớn nhất của nhà đất trong hẻm mini là quá bất tiện. Từ việc bất tiện dẫn đến hàng loạt yếu tố khác như: thanh khoản kém, bị ép giá, bị định giá thấp hơn giá thị trường. Ông Chánh đưa ra lời khuyên đối với người mua nhà đất trong hẻm nhỏ là khi gặp tình huống những hẻm ôtô vào tận cửa nhà là tài sản đáng giá để cân nhắc mua. Trường hợp nhà đất nằm sâu trong hẻm nhỏ, chiều ngang hẻm dưới 3,5 m hoặc chỉ có xe máy đi lọt thì phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định xuống tiền.

Có thâm niên 10 năm tư vấn pháp lý nhà phố tại thị trường địa ốc TP HCM, chuyên gia Nguyễn Tấn Phong cho biết nhà đất trong hẻm nhỏ nếu nằm càng sâu bán càng khó khăn và thường bị ép giá.

Ông Phong cho biết, hẻm càng mini chừng nào càng làm cho giá trị của bất động sản bị mất giá trị chừng nấy dù căn nhà hoặc lô đất có lớn tới đâu. Vì vậy mà giới buôn địa ốc mới có câu "đừng tham mua nhà to trong con hẻm nhỏ". Chuyên gia này ước tính, thông thường, nhà đất trong hẻm sâu mất giá khoảng 60% so với các vị trí mặt tiền và giảm 30-40% so với hẻm xe hơi (hẻm lớn).

Trên thị trường ghi nhận các giao dịch phổ biến bình quân giá nhà đất nằm trong hẻm nhỏ mất đi một nửa giá trị so với giá đất mặt tiền đường lớn. Nguyên nhân của việc mất giá này là do lộ giới hẻm nhỏ dễ vướng quy hoạch, thậm chí là quy hoạch treo. xem thêm https://mauthietkenhadep.hatenadiary.jp

Nhà đất nằm sâu trong hẻm nhỏ không chỉ kém sang mà di chuyển bất tiện, ôtô không thể vào tận cửa, đi bằng xe máy cũng khó khăn nếu có nhiều phương tiện cùng lưu thông. Nếu xảy ra tai nạn, hỏa hoạn, việc ứng cứu cũng gặp nhiều hạn chế. Khi thẩm định giá, nhà đất lô lớn nếu nằm trong hẻm nhỏ sẽ bị mất lợi thế của bên bán. xem thêm https://thietkenhadep.hatenadiary.com


Theo vnexpress

Wednesday, April 24, 2019

Vinhomes lãi hơn 2.500 tỷ trong quý I

Giá trị hợp đồng bán bất động sản ký mới và nhận đặt cọc của Vinhomes trong quý đạt hơn 12.000 tỷ đồng.


Công ty cổ phần Vinhomes (Mã CK: VHM) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I với doanh thu thuần hợp nhất ghi nhận là 5.853 tỷ đồng và lợi nhuận kế toán sau thuế của công ty mẹ 2.540 tỷ đồng.

Doanh thu chuyển nhượng bất động sản trong quý của Vinhomes đạt hơn 4.800 tỷ đồng. Các dự án BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh) với Vingroup và các công ty con (gồm Vinhomes The Harmony - Hà Nội, Vinhomes Imperia - Hải Phòng, Vinhomes Dragon Bay - Quảng Ninh và Vinhomes Star City Thanh Hóa) đạt doanh thu gần 2.300 tỷ. Hoạt động cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản đạt hơn 600 tỷ đồng. 

Tổng giá trị hợp đồng bán bất động sản ký mới và nhận đặt cọc mới trong quý (bao gồm các dự án hợp tác kinh doanh với Vingroup) đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ. Giá trị hợp đồng mua bán lũy kế đến cuối tháng ba là hơn 242.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do các dự án chưa hoàn tất và bàn giao cho khách hàng nên các khoản này chưa được ghi nhận vào doanh thu. 

Trong quý vừa qua, Vinhomes cũng công bố quy hoạch lại các dòng thương hiệu, chỉ còn 2 thương hiệu là Vinhomes và Happy Town (nhà giá rẻ). Trong đó, các Vinhomes sẽ có 3 dòng sản phẩm từ trung đến cao cấp, gồm: Vinhomes Sapphire, Vinhomes Ruby, Vinhomes Diamond. Dòng sản phẩm VinCity hiện nay được đổi tên thành Vinhomes Sapphire.

Hồi tháng 2, HĐQT Vinhomes thông qua đề nghị của ông Phạm Nhật Vượng về việc ông sẽ thôi chức Chủ tịch HĐQT công ty này. Theo đó, bà Nguyễn Diệu Linh - người có nhiều năm giữ chức Tổng giám đốc Vinhomes trở thành Chủ tịch HĐQT. xem thêm thiệp cưới đẹp


Theo vnexpress

Monday, April 22, 2019

Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Tân Cổ Điển Phong Cách Pháp

biet thu tan co dien kieu phap ong man 1

Ngôi biệt thự mang một vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa, mỗi chi tiết thiết kế được sử dụng để tạo ra căn biệt thự đều rất cầu kỳ và mang tính thẩm mỹ cao. Chính vì thế mà bất cứ ai nhìn vào cũng sẽ không khỏi trầm trồ, thán phục sự hoành tráng, lộng lẫy căn biệt thự. Được thiết kế 2 tầng theo lối kiến trúc kiểu Pháp với những đường nét khỏe khoắn, sang trọng. Biệt thự sử dụng 2 tone màu chủ đạo là màu trắng và màu xám, là sự kết hợp hoàn hảo của phong cách cổ điển và hiện đại. Sự kết hợp này tạo ra sự tương phản độc đáo nhưng tổng thể lại rất hài hòa, cân đối. Toàn bộ ngôi biệt thự được thiết kế theo kiểu góc cạnh mạnh mẽ kết hợp với những đường nét mềm mại tạo nên sự hài hòa cho không gian ngôi nhà. Phần mái cũng được thiết kế theo kiểu mái thái biến căn biệt thự trở đẹp và bắt mắt hơn. Tường bao của căn biệt thự không đơn thuần chỉ là những bức tường bao bọc ngôi nhà mà nó còn giống như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời với những họa tiết được trang trí một cách cầu kỳ và có tính hài hòa, cân đối, tạo được sự đồng nhất với cửa mặt tiền cũng như thiết kế của ngôi nhà. xem thêm https://tapchinhadep.hatenadiary.jp/

biet thu tan co dien kieu phap ong man 2

Chính vì là một phong cách được tạo nên bởi sự hòa trộn, cho nên đã đem đến cho thiết kế biệt thự bán cổ điển cách tân những ưu điểm và thế mạnh đó giúp cho các KTS thiết kế có thể thoải mái sáng tạo một cách đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, chi tiết trang trí, không gian sân vườn…v.v… để đem tới sự mới lạ cho gia chủ khi ngắm nhìn căn nhà của mình. Với những khoảng sân vườn rộng lớn cùng nhiều cây xanh giúp không gian trở nên thoáng mát hơn. xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/xem-phong-thuy-12-con-giap-nam-ky-hoi-2019.html

Friday, April 19, 2019

Khu đô thị bỏ hoang Mê Linh - nơi chôn vùi hàng nghìn tỷ đồng của nhà đầu tư

Nhà đầu tư chẳng biết lô đất tiền tỷ nằm ở chỗ nào giữa bãi đất cỏ đã mọc um tùm, còn chủ đầu tư thì "bặt vô âm tín".

Nghĩ lại về khoản góp vốn hơn 2 tỷ đồng để mua đất Mê Linh từ 10 năm trước, vợ chồng anh Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn không khỏi tiếc nuối. Đó là toàn bộ tài sản của anh chị khi đó. Năm 2009, vợ chồng anh chưa có nhà để ở, song đúng lúc cơn sốt đất đang ở giai đoạn đỉnh điểm nên bảo nhau đầu tư một phen với hy vọng vừa có tiền mua một căn nhà mà vẫn dư vốn làm ăn.

Thấy nhiều người lúc đó mua tuần trước, tuần sau bán đi đã lãi vài trăm triệu, anh Trung càng thêm niềm tin vào vụ đầu tư này, đồng thời trấn an bà xã khi chị có vẻ lo ngại. Tuy nhiên, chỉ hai tuần sau khi anh đặt bút ký vào hợp đồng góp vốn một dự án, trả gần 2 tỷ đồng cho người bán và gần 800 triệu tiền chênh để mua một lô biệt thự, giá đất Mê Linh lao dốc thê thảm. Ở giai đoạn đáy khủng hoảng vào khoảng năm 2012-2013, đất tại đây chỉ còn một phần ba giá anh Trung mua, nhưng điều quan trọng là muốn bán cũng không có người mua.

Chưa kể, cầm trong tay hợp đồng góp vốn nhưng anh Trung chẳng nắm rõ lô đất mà mình đã mua nằm ở vị trí nào giữa bãi đất cỏ mọc um tùm tại xã Tiền Phong.

Trong các khu đô thị tại Mê Linh, ngoài đất bỏ hoang, những căn nhà xây thô cũng rất lâu không có người đặt chân đến. Ảnh: Giang Huy

Từ nhiều năm trước, anh Trung và nhiều khách hàng mua dự án đã gặp gỡ và bàn nhau về việc gặp chủ đầu tư để đòi lại tiền hoặc ít nhất biết được "số phận" lô đất mình mua sẽ ra sao. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã dừng hoạt động tại Việt Nam, trụ sở không một bóng người. Hợp đồng góp vốn tiền tỷ anh đã ký kết biến thành tờ giấy lộn. 

May mắn hơn, anh Hoan, một nhà đầu tư khác biết lô đất mình đã mua nằm ở chỗ nào. Tuy nhiên, ba năm nay anh chưa đặt chân đến đó bởi dù đã được làm đường sá nội khu, song bên trong dự án mới có vài ngôi nhà được xây thô rồi bỏ hoang cho cỏ dại mọc quá đầu người. Vài năm gần đây, đất trong dự án có giao dịch trở lại, song giá bán mới chỉ bằng một nửa khi anh Hoan mua, song việc tìm người mua cũng không dễ. Bởi vậy, nhà đầu tư này quyết định "cất sổ đỏ vào két sắt, vài năm nữa mới mang ra để rao bán" khi thị trường trở nên tốt hơn. xem thêm https://tygia.vn/ty-gia

Anh Trung hay anh Hoan chỉ là một trong hàng nghìn người đang bị mắc kẹt tại Mê Linh - nơi Thủ tướng vừa có chỉ đạo kiểm tra bởi tình trạng hơn 2.000 ha đất đô thị bỏ hoang từ một thập kỷ nay, gây lãng phí nghiêm trọng. Theo Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mê Linh, địa bàn này có 47 dự án bất động sản nhà ở, đô thị được phê duyệt. Trong đó, 18 dự án được ký trong một tháng trước ngày quyết định mở rộng Hà Nội có hiệu lực (tháng 8/2008). Những dự án giao dịch sôi động nhất thời điểm đó như Khu đô thị Minh Giang - Đầm Và, Cienco 5, AIC, VIT Tiền Phong, Hà Phong, Chi Đông... đều bán dưới dạng hợp đồng góp vốn. Đa số chủ đầu tư đã thu của nhà đầu tư 50 đến 80%, thậm chí có nơi 100% giá trị các lô đất nền liền kề, biệt thự.

Tuy nhiên, sau một thập kỷ, phần nhiều những dự án này còn chưa xong hạ tầng, thậm chí cũng chưa giải phóng xong mặt bằng. Hàng chục dự án trong số này vẫn chỉ là bãi đất đầy cỏ dại, được người dân xung quanh tận dụng làm bãi chăn thả trâu bò hoặc nuôi vịt nhiều năm qua. Người ta chỉ có thể phân biệt được đó là đất dự án qua những tấm biển mờ hết chữ, rách nát được cắm bên ven đường.

Lãnh đạo một chủ đầu tư lớn lý giải một trong những khó khăn khiến dự án chậm triển khai là Mê Linh chuyển từ Vĩnh Phúc về Hà Nội khiến quy hoạch 1/500 phải thay đổi, đồng thời thị trường đi xuống khiến doanh nghiệp không ưu tiên triển khai.

"Chúng tôi có làm hạ tầng hay mở bán thì cũng chẳng có khách mua. Bài học nhãn tiền là những dự án xung quanh đó xây thô dở dang rồi bỏ hoang. Nếu chúng tôi có triển khai thì có lẽ cũng có chung số phận", vị này nói. xem thêm https://tygia.vn/ngoai-te

Một số chủ đầu tư khác lại viện lý do gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng. Nhưng thực tế, có những dự án chỉ còn vài trăm m2 đất chưa giải phóng mặt bằng nhưng doanh nghiệp cũng không triển khai.

Lãnh đạo xã Đại Thịnh - nơi có một dự án của chủ đầu tư lớn nhưng 10 năm nay vẫn chỉ là bãi chăn thả vịt cho biết, từng tổ chức nhiều cuộc họp có mời chủ đầu tư đến và yêu cầu giải trình về tiến độ dự án. Song, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng cử người tham gia đầy đủ và lần nào cũng đưa ra một nguyên nhân của việc chậm triển khai dự án là do thị trường. Và với câu hỏi đến khi nào dự án sẽ triển khai tiếp thì chủ đầu tư cũng không đưa ra câu trả lời hoặc cứ hứa hết lần này đến lần khác. Gần đây, khi Thủ tướng có yêu cầu kiểm tra các dự án thì chủ đầu tư bắt đầu quây tôn, làm lại biển dự án.

Ông Bùi Xuân Quang, Phó chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết chính quyền gặp khó khăn trong việc liên lạc với các chủ đầu tư. Một số doanh nghiệp trụ sở ở xa hoặc thay đổi pháp nhân, địa điểm nên địa phương gửi thư thông báo, mời đến làm việc và tìm phương án giải quyết nhưng thư gửi bị trả lại. Nhiều chủ đầu tư đến làm việc và hứa triển khai, song thời gian khi nào thì họ cũng không cam kết. Hiện huyện Mê Linh đã trình UBND TP Hà Nội thu hồi 8 dự án trên địa bàn.

Ông Lê Ngọc Quỳnh, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hợp tác Thịnh Vượng (TVR) từng tham gia thị trường Mê Linh giai đoạn đỉnh điểm nhận định, vài năm nay bất động sản tại đây phục hồi so với giai đoạn đáy năm 2013. Song so với lúc đỉnh điểm sốt giá, hiện giá mới bằng khoảng một phần hai. Hơn nữa, thanh khoản trên thị trường cũng rất thấp, chỉ những người dân xung quanh, có nhu cầu ở thực hoặc những nhà đầu tư mua lâu dài mới quan tâm.

"Tuy nhiên, số người mua để ở và đầu tư rất ít bởi các dự án đâu có hạ tầng, tiện ích gì. Những cú hích trong ngắn hạn đối với thị trường này cũng chưa lớn", ông nhận định. xem thêm https://tygia.vn/lai-suat

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/tim-hieu-cach-xay-dung-di-tich-lich-su-van-hoa-thanh-nha-ho.html

Theo vnexpress

Thursday, April 18, 2019

Giá nhà Sài Gòn tăng bất thường vì làn sóng đầu cơ nhiều rủi ro?

Trong khi bất động sản TP.HCM đang là điểm nóng của khu vực châu Á, thì mặt bằng giá mới đang đẩy cư dân thành phố này ngày càng khó sở hữu nhà.
Tại nhà mẫu một dự án bất động sản siêu sang ven sông Sài Gòn, TP.HCM các môi giới được yêu cầu phải biết tiếng Trung Quốc. Trực tiếp điều hành một nhóm khoảng 10 môi giới cũng là một người gốc Hoa. Chủ đầu tư cũng bố trí 2 nhà thiết kế nội thất gốc Hoa để sẵn sàng tư vấn thêm cho những vị khách đến từ quốc gia láng giềng.

Làn sóng đầu tư từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Đến thăm dự án chung cư hiếm hoi mở bán ở trung tâm quận 1 này, không khó để bắt gặp từng tốp khách Trung Quốc xem nhà mẫu, xem thuyết minh về vị trí, đặc biệt là nghe về tiềm năng sinh lời khi đầu tư bất động sản ở thành phố 10 triệu dân và đang phát triển nhanh nhất Việt Nam.

Nghiên cứu của CBRE cho biết chỉ 23% những người mua những căn hộ cao cấp ở TP.HCM là người Việt, chiếm con số lớn hơn cả là người Trung Quốc, sau đó mới đến Hàn Quốc, Hong Kong.

Lý giải nguyên nhân người nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc đang đổ tiền đầu tư bất động sản đắt đỏ tại TP.HCM, CBRE đánh giá đây là những khoản đầu tư hợp lý với nhà đầu tư, khi giá rẻ tương đối so với các thành phố láng giềng.

Trong khi đó, ông Neil MacGregor, Tổng giám đốc Savills Việt Nam, nhắc đến kỳ vọng tăng giá trong tương lai. Thêm vào đó, thuế nhà ở tại nhiều quốc gia cao hơn Việt Nam cũng mang sức hấp dẫn cho bất động sản TP.HCM.

“Từ khi chính sách sở hữu nhà ở cho người nước ngoài có hiệu lực vào năm 2015 đã thấy làn sóng đầu tư bất động sản vào TP.HCM. Với sự thiếu hụt rõ rệt trong dự án cao cấp tại các đô thị lớn, người mua có thể thấy được tiềm năng tăng vốn dài hạn rõ rệt. Trong khi đó, với khoản lợi nhuận cho thuê vượt quá 5% cũng hấp dẫn hơn so với địa điểm khác trong khu vực”, Savills nhận định.

"Trong khi giá nhà đất ở Trung Quốc cao ngất ngưởng thì những căn hộ cao cấp ở Việt Nam dường như là một khoản đầu tư hợp lý đối với các nhà đầu tư Trung Quốc", Shuli Ren, chuyên gia về thị trường châu Á của Bloomberg nhận xét.

Bất động sản cao cấp tại trung tâm TP.HCM ngày càng được nhiều người nước ngoài săn đón. Ảnh: Lê Quân.

Mặt bằng giá mới

Quan sát thị trường khu vực, bà Suli Ren bình luận TP.HCM trở thành điểm nóng nhất của thị trường bất động sản châu Á, nơi chứng kiến "làn sóng đánh chiếm mới". Kéo theo đó, một mặt bằng giá mới đã hình thành.

“Không có vị trí nào đắc địa hơn”, “càng để lâu càng sinh lời cao”, “nếu cho thuê thì công suất luôn đạt trên 90%”… là những tư vấn hấp dẫn mà môi giới thường vẽ ra với khách hàng khi tham quan một dự án bất động sản tại Ba Son (quận 1, TP.HCM).

Là người có hàng chục năm gắn bó với thị trường bất động sản TP.HCM, ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc địa ốc Đất Lành nhớ lại cách đây chỉ vài năm, giá căn hộ được chào bán khoảng 3.000-4.000 USD/m2 là “rất kinh khủng”. Tuy nhiên, những năm gần đây giá nhà tại trung tâm đã tăng lên mức 8.000-9.000 USD/m2 (tương đương 170-200 triệu đồng/m2).

Các thống kê đều cho thấy bất động sản TP.HCM vài năm gần đây đã được đẩy lên một mặt bằng giá mới.

Tại quận 1, một số dự án đang mở bán có mức giá cao hơn nhiều thu nhập bình quân của TP.HCM là khoảng 8.000 USD/người/năm (180 triệu đồng). Điển hình như dự án Grand Manhattan (của Novaland và Đất Việt) ở đường Cô Giang giá 6.000-7.000 USD/m2; dự án Vinhomes Golden River (Vingroup) giá 4.000-5.000 USD/m2; dự án Centennial Ba Son (của Alpha King) giá bán khoảng 8.000-9.000 USD/m2…

Ông Đực cho rằng không chỉ yếu tố về cầu, quỹ đất có hạn, vị trí thuận lợi, gần sông cũng là những nguyên nhân đẩy giá nhà lên cao.

 Thống kê của CBRE cho biết trong năm 2018, giá các khu căn hộ cao cấp ở TP.HCM đã tăng 17% trong khi các nhóm khác không có nhiều biến động. 

Theo báo cáo thị trường nhà ở do kênh thông tin Batdongsan.com.vn công bố, giá nhà bình quân tại trung tâm TP.HCM năm 2018 đang giữ mức 292-297 triệu đồng mỗi m2. Trong khi đó vào năm 2002, giá nhà bình quân tại khu vực quận 1, TP.HCM đạt 13 triệu đồng mỗi m2. Như vậy, trong vòng 17 năm qua, giá nhà bình quân tại các quận thuộc khu lõi trung tâm Sài Gòn đã tăng 22 lần.

Riêng căn hộ chung cư tại TP.HCM, giá chào bán bình quân đã tăng 53% so với năm 2014. 

Đổ tiền vào bất động sản TP.HCM, các nhà đầu tư ngoại kỳ vọng thu lời lớn. Một mặt bằng giá bất động sản cao cấp Sài Gòn không thua kém Singapore, Hong Kong..., những thành phố châu Á đắt đỏ nhất thế giới, là điều mà các nhà phân phối bất động sản như CBRE, Savills vẽ ra từ vài năm trở lại đây. Thế nhưng, bài Shuli Ren cảnh báo có thể nhà đầu tư ngoại đang rót vốn vì những lý do sai lầm. 

Nhưng dù sao, sự háo hức với bất động sản TP.HCM của người nước ngoài là tin không vui với người dân thành phố. 

Giấc mơ sở hữu nhà ngày càng xa

Lo ngại về tình hình người nước ngoài đổ nhiều tiền đầu tư bất động sản hạng sang tại TP.HCM, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu ví như một “vòng xoáy” khiến cho giá nhà tại thành phố không ngừng tăng.

Trong báo cáo Global Living Report của CBRE với khảo sát giá nhà tại 35 thành phố lớn trên thế giới, mức giá trung bình tại TP.HCM vẫn thấp tương đối nhưng với căn hộ hạng sang thì khác. 

Theo thống kê, giá nhà trung bình tại TP.HCM là 103.057 USD/căn (khoảng 2,37 tỷ đồng), đắt hơn Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ với giá trên 97.000 USD/căn, và thấp hơn nhiều thành phố trong khu vực như Bangkok, Kuala Lumpur, và đương nhiên không thể so với các thành phố đắt nhất thế giới như Singapore, Hong Kong. Mức giá trung bình tại Hong Kong là 1,2 triệu USD/căn (tương đương 27,6 tỷ đồng/căn), là thành phố đắt đỏ nhất thế giới cho việc sở hữu bất động sản. 

Tuy nhiên, giá các căn hộ cao cấp tại TP.HCM đang thu hẹp khoảng cách với nhóm các nước này. TP.HCM đứng thứ 25/35 thành phố được khảo sát với giá bán 403.000 USD/căn hộ (tương đương 9,3 tỷ đồng/căn).


Ngay cả với giá trung bình khoảng 2,37 tỷ đồng/căn hộ, đó đã là mức trên trời với nhiều người Việt. Với mức thu nhập bình quân đầu người gấp 3 lần mức trung bình chung của cả nước, đạt khoảng 8.000 USD/năm, cư dân thành phố vẫn sẽ phải dành toàn bộ 13 năm thu nhập để sở hữu được căn hộ mức giá trung bình.

Còn với căn hộ cao cấp có mức giá bán đến 8.000-9.000 USD/m2 ở quận 1, để sở hữu một căn hộ 70 m2, trung bình người dân TP.HCM phải tích cóp trong 70 năm mà không được tiêu pha gì khác.

Ông Châu nói rằng giá nhà lên tới hàng triệu USD/căn, cao hơn rất nhiều lần thu nhập của người dân, khiến sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng. xem thêm https://tygia.vn/ngoai-te

“Một phần vì người nước ngoài đổ tiền đầu tư, giá căn hộ Sài Gòn ngày càng tăng cao và đắt đỏ. Giá nhà càng lên cao so với thu nhập, và chính người Sài Gòn mua nhà ở thành phố của mình cũng khó khăn. Làn sóng này không chỉ xảy ra ở quận 1 mà nhiều quận khác có yếu tố người nước ngoài”, ông Châu nói.

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Văn Đực cho rằng người Trung Quốc không chỉ đầu tư bất động sản hạng sang, mà còn gom nhiều bất động sản công nghiệp để xây dựng nhà xưởng, gom bất động sản ở các thành phố du lịch. Với nguồn tài chính dồi dào, những làn sóng đầu tư này khiến giá đất tại địa phương tăng cao vượt quá khả năng của người dân địa phương. Mặt bằng giá nhà tại địa phương liên tục tăng lên.

Ông Nguyễn Văn Đực đề xuất một cơ chế đánh thuế tài sản với người giàu, người mua nhà cao cấp để tạo sự công bằng hơn. Ông cũng yêu cầu giám sát mức giá giao dịch sát với thị trường, thay vì căn cứ mức doanh nghiệp khai báo. Ngoài ra cần kiểm soát tỷ lệ người nước ngoài mua nhà theo đúng quy định của pháp luật. xem thêm https://tygia.vn/ngoai-te/gbp

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu thừa nhận rất khó để cản lại làn sóng đầu tư bất động sản của người nước ngoài khi TP.HCM đang là thị trường sơ khai. Khi đó người Sài Gòn phải chấp nhận mua nhà ở thành phố của mình ngày càng khó khăn hơn. xem thêm https://tygia.vn/ty-gia


Theo News Zing

Tuesday, April 16, 2019

Những kỳ quan kiến trúc có hình thù quái dị nhất thế giới

Thiên nhiên từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho các kiến trúc sư và nhà thiết kế.

6 kỳ quan kiến trúc dưới đây là thành quả của sự kết hợp giữa bàn tay tài ba của con người và vẻ đẹp của sinh vật thiên nhiên.

Cầu Rồng sông Hàn của Việt Nam

Tư duy thiết kế độc đáo, vượt ra khỏi những giới hạn đã mang đến cho Việt Nam chiếc cầu Rồng bắc qua sông Hàn. Trong văn hóa Việt Nam, Rồng là một trong những biểu tượng được tôn kính nhất, đại diện cho quyền lực và sự cao quý. Kiến trúc sư Louis Berger đã biến hình ảnh Cầu Rồng thành biểu tượng cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng.


Ngày nay, Cầu Rồng không chỉ là một điểm du lịch nhất định phải đến của Đà Nẵng, mà còn là tuyến đường kết nối thành phố với các khu vực phía đông. Đây là cây cầu hình rồng dài nhất thế giới với độ dài 666m, rộng 37.5m. Cầu được bao phù bởi 2500 đèn LED, tạo thành quang cảnh rực rỡ trên sông Hàn thơ mộng.


Ngôi nhà vỏ ốc Nautilus của Javier Senosiain

Vỏ ốc là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tòa nhà ở Nhật Bản, Monte Carlo và Mexico. Ngôi nhà vỏ ốc Nautilus ở thành phố Mexico do kiến trúc sư Javier Senosiain thiết kế. Không chỉ có dáng vẻ bên ngoài độc đáo và khác biệt, không gian bên trong căn nhà còn lung linh như một bức tranh cổ tích. Kiến trúc sư đã tận dụng triệt để những yếu tố tự nhiên như đá lát, cỏ cây, ánh sáng để không gian sống thật sự thoải mái.



Đại học Stuttgart Beetle Pavilion

Viện Tính toán thiết kế (ICD), Viện Cấu Trúc xây dựng và Kết cấu thiết kế (ITKE) của Đại học Stuttgart đã thiết kế một chuỗi các gian nhà triển lãm là thành quả của những nghiên cứu về Phỏng sinh học (Biomimetic). Vào năm 2014, trường đã ra mắt Beetle Pavilion sử dụng cấu trúc sợi thủy tinh và sợi carbon lấy cảm hứng từ bọ cánh cứng. Với diện tích 50m2 nhưng chỉ nặng 593kg, Beetle Pavilion đã chứng minh vỏ hai lớp hình học của động vật là mô hình lý tưởng để xây dựng hiệu quả và tiết kiệm vật liệu.



Tháp quan sát RMJM Chu Hải

Ở trung tâm một khu đô thị mới quanh khu vực sông Doumen, RMJM đã thiết kế một tòa tháp cao 100m với hình ảnh một con cá khổng lồ vươn lên từ mặt nước. Các tấm nhôm đục lỗ bao bọc tòa nhà giống như một lớp da cá, che chắn ánh nắng mặt trời. Hình ảnh con cá nhảy lên tượng trưng cho sự phát triển nhanh chóng và thịnh vượng của Chu Hải. Du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Chu Hải ngoạn mục và con sông lịch sử Doumen từ tầng cao nhất của tòa tháp.



Vườn cá voi nổi Physilia của Vincent Callebaut

Kiến trúc sư tài năng Vincent Callebaut đã có một ý tưởng lọc nước sông tuyệt vời với khu vườn nổi hình cá voi Physalia. Physalia là một hệ sinh thái có thể tự hoạt động bằng năng lương mặt trời. Mái nhà của Physalia được phủ pin mặt trời, bên dưới các tuabin thủy điện tạo ra năng lượng từ dòng nước để khu vườn trôi trên sông. Mặt ngoài khu vườn phủ TiO2 sẽ tác dụng với tia cực tím để lọc sạch các chất gây ô nhiễm. Physalia được lấy cảm hứng từ loài sứa “Physalia physalis”, có nghĩa là “Bong bóng nước”. Hiện tại Physalia vẫn chỉ là một dự án trên giấy. Nếu thành hiện thực, nó có thể giải quyết vấn đề nước sạch cho 1 tỷ người trên thế giới.


Bảo tàng tiền sử Serpentine Jeongok của Hàn Quốc

Nằm ở một khu khảo cổ lớn của Jeongok, phía nam Hàn Quốc, bảo tàng tiền sử Serpentine được xây dựng theo hình ảnh của loài rắn, mềm mại, uốn lượn hòa vào thiên nhiên. Bảo tàng được phủ lớp mạ crom hiện đại phản chiếu cảnh quan quận Jeongok. Một bức tường kính hai lớp mô phỏng cấu trúc da của loài bò sát. Ban đêm, ánh sáng chiếu xuyên qua những lỗ trên da tạo thành khung cảnh rực rỡ cho bảo tàng. xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc.html




Theo vietnamnet

Wednesday, April 10, 2019

Đề nghị công khai 124 dự án được tháo gỡ

Việc 124 dự án bất động sản được UBND TP.HCM tháo gỡ vướng mắc để tiếp tục các bước đầu tư, hoàn thành dự án là tin tốt cho chủ đầu tư và khách hàng.

Tuy nhiên, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng cần phải công khai danh tính các dự án để người mua nhà yên tâm.

Thông tin từ Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết các cơ quan có thẩm quyền của TP.HCM và Trung ương đã khẩn trương rà soát hơn 150 dự án bất động sản trên địa bàn thành phố. Các cơ quan này đã chấp thuận cho 124 dự án được tiếp tục triển khai, thực hiện.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nhận định đây là tin tốt lành đối với các chủ đầu tư và khách hàng tại 124 dự án và cũng là tín hiệu tích cực đối với thị trường bất động sản. Tuy nhiên, thành phố cần công bố danh mục 124 dự án để các chủ đầu tư có căn cứ làm việc với các Sở, ngành nhằm hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng và tiếp tục triển khai thực hiện dự án. Việc này còn giúp cho người mua nhà yên tâm.


Đáng chú ý, HoREA cho rằng UBND TP.HCM cần phân loại những dự án thành các loại để có phương án xử lý phù hợp. Cụ thể, trong quá trình thanh, kiểm tra các dự án đất công thuộc diện bị thu hồi thì cơ quan này đề nghị chia ra làm 3 nhóm chính để có phương án xử lý phù hợp.

Nhóm 1 bao gồm các mặt bằng về cơ bản thực hiện đúng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì sớm được giải tỏa cho người sử dụng đất.

Nhóm 2 bao gồm các mặt bằng có sai phạm về quy trình, thủ tục, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước ở mức độ không lớn thì yêu cầu người sử dụng đất hoàn thành các thủ tục đầu tư và thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung đối với Nhà nước (nếu có).

Nhóm 3 bao gồm các mặt bằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì cơ quan có thẩm quyền sớm có kết luận, giải quyết cụ thể đối với từng trường hợp cụ thể. xem thêm https://tygia.vn/gia-vang

Đối với các dự án bất động sản thuộc diện bị rà soát về các thủ tục pháp lý và hành chính, nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa có quyết định đình chỉ thực hiện dự án hoặc quyết định khởi tố điều tra thì được tiếp tục giải quyết các thủ tục đầu tư xây dựng và triển khai thực hiện dự án.

HoREA còn kiến nghị UBND TP.HCM và Thanh tra Chính phủ khẩn trương xem xét, giải quyết đối với hơn 30 dự án còn đang được các cơ quan chức năng rà soát, thanh tra. Bởi lẽ, quá trình rà soát, thanh tra càng kéo dài thì càng bất lợi cho doanh nghiệp vì chi phí vốn, lãi vay ngân hàng tăng và mất cơ hội kinh doanh.

Số lượng dự án bị giảm dẫn đến số lượng nhà ở đưa ra thị trường bị sụt giảm, không có lợi cho cả cho người mua nhà và thị trường bất động sản. Nguồn thu ngân sách thành phố về tiền sử dụng đất vì vậy cũng bị sụt giảm mạnh.

Cạnh đó, UBND TP.HCM cần chỉ đạo các Sở, ngành khẩn trương rà soát, đề xuất xử lý dứt điểm đối với các trường hợp dự án bị tạm dừng thực hiện quyết định chuyển mục đích sử dụng đất của dự án để rà soát lại toàn bộ pháp lý. xem thêm https://tygia.vn/tien-ao/regalcoin

Hiệp hội được biết UBND TP.HCM đã chỉ đạo giải quyết bình thường các yêu cầu của người dân. Hiệp hội đề nghị UBND TP.HCM công bố văn bản chỉ đạo này để chủ đầu tư và người dân yên tâm, trong lúc cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn đang rà soát lại toàn bộ pháp lý dự án”, ông Châu nói.


Theo vietnamnet

Monday, April 8, 2019

TP.HCM muốn tăng thu tiền sử dụng đất lên hơn 35%?

Thu ngân sách từ đất của TP.HCM đang có xu hướng sụt giảm. Chính quyền thành phố đang muốn điều chỉnh hệ số sử dụng đất để làm cơ sở tính toán lại giá đất, từ đó tăng thu.
UBND TP.HCM có tờ trình gửi HĐND thành phố về việc ban hành quy định về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 trên địa bàn. Theo đó, UBND TP.HCM sẽ tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 lên 0,4 lần so với năm 2018. Nghĩa là chính quyền thành phố sẽ tính toán lại giá đất, từ đó làm căn cứ để tính tiền sử dụng đất trên khắp địa bàn.

Theo tính toán, liên Sở Tài chính - Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang đề xuất mức tăng hệ số điều chỉnh giá đất theo các khu vực từ nội thành đến ngoại thành là 19- 30%.

Căn cứ được đưa ra là giá thị trường chuyển nhượng nhà đất hiện nay cao hơn gấp 4-6 lần bảng giá đất của thành phố. Ngoài ra, hệ số điều chỉnh giá đất đối với đất ở để tính bồi thường trên địa bàn thành phố hiện nay tính bình quân là 4,75.

Thu ngân sách từ đất của TP.HCM đã giảm xuống 1 tỷ USD vào năm 2018. Ảnh: Lê Quân.

Theo tính toán, trong 2 năm gần đây, tình hình thu ngân sách từ đất trên địa bàn TP.HCM có xu thế bị sụt giảm. Năm 2017, thu ngân sách từ đất là 27.170 tỷ đồng (khoảng 1,2 tỷ USD), chiếm 11,75% tổng thu ngân sách. Trong đó, số thu tiền sử dụng đất dự án là 17.905 tỷ đồng, chiếm 66% tổng nguồn thu về đất.

Đến năm 2018, tổng thu ngân sách TP.HCM là 378.543 tỷ đồng, trong đó, thu ngân sách từ đất khoảng 22.600 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD), chiếm tỷ trọng 9,32% tổng thu ngân sách. Trong đó, số thu tiền sử dụng đất dự án là 13.868 tỷ đồng, chỉ còn chiếm 61,3% tổng thu về đất.

Như vậy, số thu từ đất đã lao dốc khoảng 4.570 tỷ đồng chỉ sau một năm, và đến năm 2018 chỉ còn 1 tỷ USD. Riêng số thu tiền sử dụng đất dự án giảm khoảng 4.037 tỷ đồng, giảm đến 22,5%.

Theo thống kê của Sở Tài chính TP.HCM, 2 tháng đầu năm số thu ngân sách nhà nước về tiền sử dụng đất giảm đến 76% so với cùng kỳ năm trước. Nghĩa là đà lao dốc từ tiền đất vẫn tiếp tục kéo sang năm 2019. Đây có thể là một phần nguyên nhân của việc UBND TP.HCM quyết định tăng hệ số điều chỉnh giá đất.

Trước quyết định này của UBND TP.HCM, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản kiến nghị chính quyền cân nhắc thêm. HoREA đề nghị mức tăng cần đảm bảo tính hợp lý, phù hợp giá thị trường, đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa sức dân và doanh nghiệp.

Hiệp hội cho rằng năm 2019 cũng là năm cuối của chu kỳ bảng giá đất giai đoạn 2014-2019. Dự kiến năm 2020, thành phố sẽ ban hành bảng giá đất mới cho chu kỳ 5 năm tiếp theo (2020-2024). Nếu hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 tăng cao thì sẽ tác động đến nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các hộ gia đình và cá nhân kể từ năm 2020 trở về sau.

HoREA nhắc tới việc Sở Tài chính - Tài nguyên & Môi trường đã căn cứ vào khảo sát thông tin của Cục Thuế TP.HCM đã thống kê hệ số K bình quân theo các hồ sơ chuyển nhượng nhà, đất tự kê khai (giá chuyển nhượng/bảng giá) thì hệ số K này là 3,06 lần và nhận định giá thị trường chuyển nhượng nhà đất hiện nay cao hơn gấp 4-6 lần bảng giá đất của thành phố.

“Hiệp hội nhận thấy nhận định này chưa thật sự thuyết phục nếu so sánh với cuộc đấu giá thành công điển hình”, HoREA nêu trong văn bản.

Theo đó, đối với khu đất 23 Lê Duẩn (quận 1) có diện tích 3.000 m2 với giá khởi điểm đấu giá là 550 tỷ đồng (tương đương 183 triệu đồng/m2), sau 14 vòng đấu thì giá trúng đấu giá là 1.460 tỷ đồng (tương đương 486 triệu đồng/m2), với hệ số K chỉ là 2,65 lần. xem thêm http://thiepcuoigiaretphcm.com/download-file-mau-thiep-cuoi-dep-in-thiep-cuoi-gia-re-bid35.html

HoREA đề nghị UBND TP.HCM cân nhắc chuyện tăng giá đất sao cho vừa sức dân. Ảnh: Lê Quân.

Theo HoREA, trường hợp hộ gia đình, cá nhân áp dụng hệ số 1,5 lần giá đất trong năm 2019 sẽ khiến tăng số tiền nộp lên tới 36,36% so với năm 2018.

Trường hợp mục đích sử dụng đất làm thương mại, dịch vụ, nhà cho thuê sẽ khiến số tiền nộp tăng từ 19-31%. Như vậy cao gấp 3-6 lần năm 2018. xem thêm https://tygia.vn/ty-gia/exim

HoREA cũng nhấn mạnh so sánh đề xuất của Liên Sở Tài chính - Tài nguyên & Môi trường TP.HCM về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 với Hà Nội thì cao hơn khoảng gấp rưỡi. Ví dụ so sánh hệ số điều chỉnh giá đất của 4 quận nội thành Hà Nội (1,6 lần) với khu vực 1 TP.HCM (2,5 lần).

HoREA kiến nghị cần tiếp tục xem xét, quyết định áp dụng mức tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 cũng tương đương cách tính mức tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2018 (tăng từ 5%-8,33%).

Phương án 2, trong trường hợp thành phố cân đối được nguồn thu ngân sách cho năm 2019, không phụ thuộc nguồn thu ngân sách từ đất (vì chỉ chiếm khoảng trên dưới 10%), thì HoREA đề nghị cân nhắc giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 như năm 2018. xem thêm https://tygia.vn/gia-vang


Theo News zing

Saturday, April 6, 2019

Hà Nội công bố chỉ giới mở đường vành đai 3,5

Ngày 5.4, tại UBND huyện Hoài Đức, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội phối hợp với huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng và quận Hà Đông tổ chức Hội nghị công bố và bàn giao hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 6, tỉ lệ 1/500 và một số tuyến đường khác.

Chỉ giới đường đỏ tuyến vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến quốc lộ 6

Theo đó, tuyến đường vành đai 3,5 - đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến quốc lộ 6 có chiều dài khoảng 6,7km, đi qua địa bàn huyện Hoài Đức và quận Hà Đông, có điểm đầu giao với đường Đại lộ Thăng Long, điểm cuối giao với đường quốc lộ 6. Đây là tuyến đường cấp đô thị có quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng từ 42m-63m.

Dọc tuyến dự kiến có 4 nút giao thông khác mức chính, gồm: Nút giao với Đại lộ Thăng Long; nút giao đường sắt quốc gia hiện có (tuyến đường sắt đô thị số 6); nút giao đường Tố Hữu, quốc lộ 6 (thuộc đoạn tuyến có đường trên cao).

Dọc tuyến đường vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến quốc lộ 6 theo quy hoạch có tuyến đường sắt đô thị số 7 đi ngầm. Khi nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị, tại các khu vực bố trí ga đường sắt cho phép được mở rộng cục bộ chỉ giới đường đỏ theo yêu cầu sử dụng của Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị để xây dựng các lối lên xuống và các công trình phụ trợ.

Cũng trong ngày 5/4, các cơ quan liên quan đã công bố chỉ giới đường đỏ tuyến đường liên khu vực nối 2 phân khu đô thị S1, S2 - tuyến số 1, tỷ lệ 1/500.

Theo đó, tuyến đường này có điểm đầu tại vị trí giao với tuyến đường liên khu vực phía Đông phân khu đô thị S1; điểm cuối tại vị trí ranh giới giữa phân khu đô thị S2 và GS, thuộc địa bàn huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 11km. Đây là đường cấp đô thị, loại đường liên khu vực.

Từ điểm 1-2-3-4-5-6; A-7-8-B; C-10-11: mặt cắt ngang điển hình rộng 40m, gồm: Lòng đường xe chạy rộng 14m; dải phân cách giữa rộng 3m; vỉa hè hai bên rộng 2x6,5m; Các đoạn tuyến từ điểm 6-A; điểm B-9-C: bề rộng mặt cắt ngang điển hình rộng 50m, gồm: Lòng đường xe chạy rộng 2x7,5m; dải phân cách giữa rộng 22m (dự kiến bố trí hầm chui, cầu vượt trực thông); vỉa hè hai bên rộng 2x6,5m.

Dọc theo tuyến đường theo quy hoạch tổ chức 3 nút giao khác mức tại các vị trí tuyến đường giao với trục Tây Thăng Long, quốc lộ 32 và trục Hồ Tây - Ba Vì. Các nút giao với các đường ngang hiện có và đường quy hoạch khác chủ yếu là nút giao bằng; Đối với các tuyến đường sắt đô thị dự kiến cắt qua tuyến đường được xác định sơ bộ, cụ thể sẽ được xác định theo dự án riêng trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Trong khi đó, theo chỉ giới được công bố, tuyến đường liên khu vực nối 3 phân khu đô thị S1, S2, S3, tỷ lệ 1/500 - tuyến số 2, có điểm đầu (điểm 1) giao với đường liên khu vực phía Đông Bắc phân khu đô thị S1, điểm cuối (điểm 13) giao với ranh giới giữa phân khu đô thị S3 và GS. Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 15,23km. xem thêm https://tygia.vn/gia-vang

 Đây là đường cấp đô thị, loại đường liên khu vực. Quy mô mặt cắt ngang rộng 50m, gồm các thành phần: Lòng đường xe chạy 2x15m, dải phân cách giữa rộng 4m, vỉa hè hai bên 2x8m.

Dọc theo tuyến đường tổ chức 5 nút giao khác mức trực thông tại các vị trí tuyến đường giao với đường trục Tây Thăng Long, quốc lộ 32, trục Hồ Tây - Ba Vì, đường liên khu vực phía Nam phân khu đô thị S2 và đại lộ Thăng Long.

Các nút giao với các đường ngang hiện có và đường quy hoạch khác chủ yếu là nút giao bằng. Chỉ giới đường đỏ các nút giao thể hiện trong hồ sơ mang tính định hướng; sẽ được bổ sung, xác định cụ thể trong quá trình lập quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường và các dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường ngang được cấp thẩm quyền phê duyệt. xem thêm https://tygia.vn/gia-vang/pnj

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-mau-thiet-ke-noi-that-chung-cu-dep-2018.html

Theo lao động

Friday, April 5, 2019

Đại gia công nghệ ‘ôm đất’ bỏ hoang từ nội thành ra ngoại thành thủ đô

Hàng trăm dự án chậm tiến độ, bỏ hoang… gây lãng phí nguồn tài nguyên đất khiến dư luận và người dân Thủ đô bức xúc. Trong đó có những dự án ôm đất bỏ hoang cả thập kỷ vẫn không bị thu hồi.

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu UBND TP Hà Nội kiểm tra và xử lý phản ánh của báo chí liên quan đến gần 2.000ha đất dự án đô thị bị bỏ hoang tại huyện Mê Linh (Hà Nội).

Những khu đô thị mới, các dự án nhà ở tại huyện Mê Linh (trước đây thuộc tỉnh Vĩnh Phúc - PV) từng gây sốt trên thị trường bất động sản phía Bắc Thủ đô, sau ngày sát nhập về Thủ đô những năm 2008-2009 đến nay vẫn chỉ là những khu đất bỏ hoang,  xây dở dang ngổn ngang không một bóng người gây lãng phí nghiêm trọng.

Không chỉ ở huyện Mê Linh, trên địa bàn Thủ đô hiện nay có khoảng 200 dự án chậm tiến độ. Trong đó có những dự án “ôm đất” cả thập kỷ vẫn không bị thu hồi.  Thậm chí có đại gia “ôm đất” bỏ hoang dự án từ nội thành ra ngoại thành.

Dự án AIC Xuân Đỉnh được bao quanh bởi những tấm tôn cũ rách.

Như trong báo cáo của 8 quận, huyện giám sát trực tiếp và báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về 211 dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai, Công ty CP Bất động sản AIC (công ty AIC) có 2 dự án tại phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) và tại huyện Mê Linh đều chậm tiến độ bỏ hoang đến 10 năm nay.

Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, năm 2010, UBND TP Hà Nội đã có quyết định thu hồi 4.065m2 đất tại lô F1, F2 tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm – PV) cho Công ty CP Bất động sản AIC thuê để tiếp tục thực hiện Dự án xây dựng trụ sở, văn phòng kết hợp bãi đỗ xe kinh doanh (dự án AIC Xuân Đỉnh).

Sau đó 1 năm, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tại khu đất hơn 4.000m2 này. Theo đó, điều chỉnh từ chức năng xây dựng công trình Trụ sở, văn phòng kết hợp bãi đỗ xe kinh doanh sang chức năng xây dựng công trình hỗn hợp: Văn phòng kết hợp lưu trú, trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp và bãi đỗ xe kinh doanh  với diện tích xây dựng là 2.255m2; tầng cao công trình 30 tầng+ 4 tầng hầm (khối đế cao 5 tầng) (chưa bao gồm tầng kỹ thuật, tầng mái, tum thang). xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/menh-kim-hop-mau-gi-phong-thuy-nha-xinh.html

Bên trong dự án AIC Xuân Đỉnh vẫn chỉ là bãi đất trống ngổn ngang.

Thế nhưng đến nay sau 9 năm, dự án AIC Xuân Đỉnh vẫn chỉ là bãi đất trống ngổn ngang. Kỳ vọng về một dự án văn phòng kết hợp lưu trú, trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp và bãi đỗ xe kinh doanh hoành tráng nằm ở vị trí đắc địa của quận Bắc Từ Liêm vẫn chỉ nằm trên giấy. Đây cũng là dự án nằm trong danh sách các dự án có dấu hiệu vi phạm trên địa bàn thành phố giai đoạn năm 2012 – 2017 theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Không chỉ bỏ hoang dự án ở nội thành, dự án Khu đô thị AIC Mê Linh (huyện Mê Linh) do Công ty CP Bất động sản AIC làm chủ đầu tư cũng đang trong tình trạng “trồng cỏ” cả thập kỷ. Đây cũng là 1 trong 21 dự án vừa qua UBND thành phố Hà Nội yêu cầu thanh tra, kiểm tra.

Dự án Khu đô thị AIC Mê Linh được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt từ tháng 7/2008. Sau khi huyện Mê Linh sát nhập về Hà Nội, ngày 23/9/2011, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký Quyết định 4457/QĐ-UBND về việc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chi tiết Dự án Khu đô thị AIC Mê Linh nằm trên 2 xã Tiền Phong và Mê Linh, thuộc huyện Mê Linh tỷ lệ 1/500 thay cho quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc trước đây. xem thêm in biểu mẫu

Khu đô thị AIC Mê Linh là 1 trong 21 dự án Hà Nội yêu cầu thanh, kiểm tra.

Theo quyết định điều chỉnh quy hoạch này, khu đô thị AIC có  dân số khoảng 16.000 người, tổng diện tích đất nghiên cứu khoảng 943.209m2. Trong đó có 14% là đất đường giao thông đô thị (khoảng 132.100m2), 5% là diện tích cây xanh và bãi đỗ xe (khoảng 47.500m2); Đất dành để xây dựng trường học, nhà trẻ, mẫu giáo chiếm 6,2% (khoảng gần 59.000m2)…

Riêng đất ở chiếm 45,5% (khoảng 428.600 m2), bao gồm: Đất chung cư cao tầng 27.900m2; đất biệt thự 337.796m2; đất nhà liền kề hơn 18.000m2; đường nội bộ gần 45.000m2. Còn lại là diện tích đất hỗn hợp, đất công cộng, nhà văn hóa - TDTT…

Hà Nội kỳ vọng sẽ xây dựng khu chức năng đô thị hiện đại đồng bộ công trình kiến trúc, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, khu đô thị hiện đại vẫn được người dân địa phương tận dụng làm bãi chăn thả trâu bò. xem thêm https://tygia.vn/gia-vang

Dư luận đặt dấu hỏi về năng lực doanh nghiệp trước những tiến độ “rùa bò”?

Được biết, Công ty CP Bất động sản AIC thuộc Công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC (AIC Group) do bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc. Bà Nhàn được biết tới là một doanh nhân khá kín tiếng và ít xuất hiện trước truyền thông nhưng “thành tích” của bà và AIC Group thực sự rất đáng nể khi thời gian qua liên tiếp giành được những giải thưởng trong nước và quốc tế đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Tháng 10/2018, nữ viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng xuất sắc nhất “Ý tưởng, mô hình và hệ thống tích hợp về quốc gia thông minh nhất thế giới” cùng danh hiệu “CEO có tầm nhìn xuất sắc nhất về Quốc gia thông minh. Đây là lần đầu tiên giải thưởng độc đáo nhất thế giới này vinh danh một nữ CEO.


Theo vietnamnet



Thursday, April 4, 2019

‘Ông lớn’ bất ngờ gặp biến căng, siêu dự án tỷ USD bế tắc

Thông tin mới nhất vụ lùm xùm ở Vinaconex, Toà án nhân dân quận Đống Đa đã bác đơn khiếu nại của Vinaconex.

Tòa bác khiếu nại, Vinaconex tiếp tục theo kiện

Ngày 2/4/2019, TAND quận Đống Đa đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng Công ty cổ phần XNK xây dựng Việt Nam (Vinaconex -VCG) đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, dừng thực hiện nghị quyết phiên họp bất thường Đại hội đồng cổ đông của công ty. Trong đó quyết định không chấp nhận văn bản khiếu nại ngày 28/3 của Vinaconex.

Như vậy, với việc TAND quận Đống Đa bác đơn khiếu nại, giữ nguyên quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì lập tức HĐQT và Ban kiểm soát mới được bầu ngày 11/1/2019 sẽ phải dừng thực hiện quyền lực của mình tại Vinaconex.

Dự án Splendora đã hoàn thành giai đoạn 1 từ năm 2013. Sau đó bị đình trệ trong nhiều năm, hàng trăm héc-ta vẫn bị bỏ hoang và hiện vẫn đang có sự bất đồng giữa các nhóm cổ đông trong phát triển dự án.

Trước đó, ngày 28/3/2019, Vinaconex đã có đơn khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2019/QĐ-BPKCTT ngày ngày 27/3/2019 của Tòa án nhân dân quận Đống Đa.

Vinaconex cho rằng, quyết định này của tòa có hiệu lực ngay và lập tức đình chỉ toàn bộ hoạt động của HĐQT, BKS của Vinaconex, làm đình trệ hoạt động của Công ty, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.

Chiều 3/4, trao đổi với PV VietNamNet, đại diện Vinaconex cho biết đơn vị sẽ tiếp tục triển khai thủ tục tố tụng trên toà. xem thêm gạch ốp tường đẹp

Dự án tỷ USD nguồn cơn “lục đục”?

Việc hai cổ đông lớn là Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ (Cường Vũ) và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest (Star Invest) gửi đơn yêu cầu Toà án nhân dân quận Đống Đa áp dụng biện pháp khẩn cấp với Vinaconex và phản pháo của Vinaconex ngay sau đó cho thấy những xung đột lợi ích giữa các nhóm cổ đông mà cụ thể là nhóm cổ đông Cường Vũ và Star Invest với nhóm Công ty TNHH An Quý Hưng (An Quý Hưng).

Đây cũng là vấn đề được nhiều cổ đông quan tâm tại cuộc trao đổi thông tin được Vinaconex tổ chức chiều 1/4 vừa qua. Tại cuộc trao đổi này, câu hỏi về nguyên nhân khiến các nhóm cổ đông xảy ra bất đồng mặc dù trước đó 99,9% đã thông qua biểu quyết việc bầu ban lãnh đạo được đặt ra trực tiếp với lãnh đạo Vinaconex.

Trả lời vấn đề này, đại diện Vinaconex cho biết, nhóm cổ đông gửi đơn kiến nghị đến toà có liên quan đến Công ty Địa ốc Phú Long (Phú Long). Đây là đơn vị đang sở hữu 50% vốn tại Liên doanh An Khánh JVC, cũng là chủ đầu tư dự án Splendora (Bắc An Khánh, Hà Nội). Còn Vinaconex hiện cũng nắm giữ 50% vốn ở dự án này. 

Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex cho biết, tại Liên doanh An Khánh JVC, trước đây ông Thân Thế Hà, đại diện cho Phú Long là Chủ tịch HĐQT. Ông Nguyễn Quang Trung (Phó tổng giám đốc Phú Long), một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán giữ chức Tổng giám đốc. xem thêm ty gia vang

Vinaconex muốn giữ nguyên quy hoạch cũ làm hồ trung tâm giữa khu đô thị trong khi đó nhóm cổ đông còn lại đề xuất xây hồ theo dạng bao quanh các căn biệt thự để tối đa hóa diện tích mặt hồ (Phối cảnh hồ trung tâm đã được phê duyệt (Ảnh: Splendora).

“Chúng tôi không thể để 1 dự án lớn kéo dài bao nhiêu năm như vậy. Đây là việc lớn, là quyền lợi của cổ đông cũng là trách nhiệm của Vinaconex đối với Hà Nội. Vì vậy HĐQT và Vinaconex quyết định tôi trực tiếp làm chủ tịch Liên doanh An Khánh JVC nhằm phát triển dự án nhưng cho đến bây giờ cũng lực bất tòng tâm” – ông Thanh nói.

Theo ông Thanh, khi mời họp HĐQT thì nhóm cổ đông kia nói bận, họ không đến gây ra sự trì trệ và bế tắc.

Ông Dương Văn Mậu, Phó Tổng giám đốc, thành viên HĐQT Vinaconex cho hay, dự án Splendora không có tranh chấp gì lớn, vấn đề bây giờ đang là khác nhau về ý tưởng triển khai dự án. Trong đó, vấn đề nổi cộm là cách thức xử lý hồ điều hòa trung tâm (khoảng 18ha) đang có sự khác biệt giữa các nhóm cổ đông.

Trong đó, quan điểm của Vinaconex là giữ nguyên quy hoạch cũ làm hồ trung tâm giữa khu đô thị đồng thời bổ sung thêm cây xanh và dịch vụ đi kèm. Trong khi đó, nhóm cổ đông còn lại đề xuất xây hồ theo dạng bao quanh các căn biệt thự để tối đa hóa diện tích mặt hồ. 

 “Dự án này do phê duyệt của Thủ tướng cho quy hoạch của Hà Nội đến năm 2050 đã có hồ 18ha ở trung tâm nên việc thay đổi quy hoạch là không dễ. Ngoài ra, phần hồ này còn là để điều tiết lượng mưa cho hầm chui cả khu vực xung quanh An Khánh nên việc thay đổi không đơn giản”, ông Mậu cho biết. xem thêm tỷ giá bảng anh

Chỉ 2 tháng sau khi diễn ra đại hội, hai cổ đông lớn của VCG đã gửi đơn tới toà yêu cầu dừng khẩn cấp việc thực hiện nghị quyết dù trước đó 99,9% đã thông qua biểu quyết việc bầu ban lãnh đạo.

Theo tiết lộ đây là miếng đất lớn nhất của Hà Nội mà đã có chủ sở hữu chỉ cần xây nhà lên và bán nhưng hiện đang rơi vào cảnh “bế tắc” trước những bất đồng của các nhóm cổ đông. Hiện dự án mới bàn giao giai đoạn 1 và vẫn bỏ hoang hàng trăm héc-ta. 

HĐQT bị tê liệt, Vinaconex rơi vào thế khó

Trao đổi về quyết định của Toà án nhân dân quận Đống Đa đối với Vinaconex hiện nay luật sư Lê Thanh Sơn, Văn phòng luật AIC (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết theo quyết định của toà tức là phải tạm dừng thực hiện nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, khi đó HĐQT mới bầu được hiểu là vô hiệu. Như vậy, Tòa án đang đặt Vinaconex vào thế khó. 

Trường hợp Tòa án vẫn giữ quyết định này thì các văn bản đã ban hành, hoạt động đã ký kết sẽ phải xử lý như thế nào. Thậm chí, các văn bản mà HĐQT giao cho các Ban, đơn vị thành viên, Ban giám đốc điều hành... sẽ không có giá trị. “Đây là điều nguy hiểm cho Vinaconex hiện nay, rất nguy hiểm” – luật sư nhấn mạnh.

Vinaconex sẽ gặp khó khi bị dừng nhiều hoạt động, nhất là với các dự án cần có ý kiến của HĐQT và nghị quyết để gửi lên cơ quan chức năng... Chỉ có Ban điều hành, từ Tổng giám đốc trở xuống hoạt động thực hiện theo điều lệ của Tổng công ty và quyết định của ĐHĐCĐ trước đây thì mới có hiệu lực.

Còn nếu theo đúng quyết định của Tòa án hiện nay thì Vinaconex lại phải quay lại làm việc dưới sự điều hành của HĐQT cũ. Nếu sau này, Tòa án bác bỏ quyết định khẩn cấp tạm thời thì HĐQT cũ lại vô hiệu... Thế nên, cho dù tình huống nào xảy ra thì Vinaconex cũng rơi vào thế bất lợi – luật sư phân tích.

Xem thêm biệt thự đẹp

Theo vietnamnet



Tuesday, April 2, 2019

Nhiều công trình động thổ và khánh thành tại Tây Bắc Đà Nẵng

Cuối tháng 3 vừa, khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng (Danang IT Park) đã khánh thành giai đoạn một. Cùng với đó, khu đô thị sinh thái Golden Hills và cụm công trình gồm tổ hợp văn phòng - trưng bày, hội chợ triển lãm và công trình đầu mối thuộc Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng đã động thổ.

Để đáp ứng quy mô dân số hơn 2 triệu người trong năm 2030, thời gian qua thành phố Đà Nẵng tiếp tục mở rộng quy mô đô thị Tây Bắc lên 37.000 ha. Khu vực được xem là cửa ngõ quan trọng của quận Liên Chiểu và là trung tâm đô thị mới của Đà Nẵng.

Theo quy hoạch, thành phố đã triển khai hàng loạt dự án hạ tầng lớn giúp kết nối Tây Bắc với trung tâm thành phố, góp phần biến nơi đây thành khu vực phát triển chiến lược.

Ngoài việc phát triển hạ tầng khu vực, Đà Nẵng cũng khởi động nhiều dự án lớn. Hai trong số đó là lễ khánh thành dự án Danang IT Park - giai đoạn một và động thổ dự án khu đô thị sinh thái Golden Hills rộng 400ha.

Dự án Golden Hills rộng khoảng 400 ha được động thổ vào 29/3 vừa qua.

Tây Bắc là khu vực được rót nguồn vốn hàng chục tỷ USD cho các công trình và dự án bất động sản. Trong đó, khu công nghệ cao Đà Nẵng nhận hàng tỷ USD từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Khu đô thị sinh thái Golden Hills cũng được đánh giá là dự án có quy mô lớn tại Đà Nẵng. Dự án hoàn thành dự kiến đáp ứng chỗ ở cho hàng chục nghìn người, bao gồm các chuyên gia, kỹ sư và công nhân tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng và người dân di cư về khu vực này.

Triển vọng du lịch và công nghệ

Khu Tây Bắc cũng được thành phố đầu tư xây dựng để trở thành "thung lũng Silicon" của Việt Nam, tương tự mô hình của Mỹ.

Thung lũng Silicon của Mỹ nổi tiếng là trung tâm công nghệ của thế giới, nơi tập trung của hàng ngàn tập đoàn công nghệ hàng đầu như: Apple, Google, Facebook, eBay... Khu vực có 5 trường đại học danh tiếng như: Stanford, Northwestern Polytechnic, Carnegie Mellon, San Jose State và Santa Clara. xem thêm https://tygia.vn/tien-ao

Phối cảnh dự án Khu tập trung công nghệ thông tin lớn nhất tại miền Trung.

Sự ra đời của thung lũng Silicon là một trong lý do đẩy giá bất động sản của vùng vịnh San Francisco tại phía Bắc California ở Mỹ lên mức kỷ lục. Năm 2018, một căn nhà tại đây có giá khoảng 1,61 triệu USD (tương đương 37,3 tỷ đồng), theo Business Insider.

Các chuyên gia cho rằng, với việc quy hoạch Tây Bắc thành "thung lũng Silicon", Tây Bắc Đà Nẵng có nhiều cơ hội để phát triển, làm động lực cho toàn thành phố.

Khu công nghệ cao Đà Nẵng được thiết kế và vận hành trên diện tích 341 ha. Giai đoạn một đã hoàn thành xây dựng trên diện tích 131 ha với chi phí đầu tư 47 triệu USD.

Dự án được chủ đầu tư kỳ vọng thành một trong những cộng đồng phát triển công nghệ thông tin tốt nhất châu Á. Khi hoàn thành toàn bộ, Da Nang IT Park dự kiến đạt doanh thu 1,5-3 tỷ USD mỗi năm, thu hút 25.000 lao động trình độ cao.

Tây Bắc Đà Nẵng cũng được chú trọng đầu tư du lịch với kinh phí hơn 46 tỷ đồng nhằm phát triển, khai thác du lịch tại 7 bãi biển gồm: Xuân Hà, Phú Lộc, Hồ Tùng Mậu, Nam Xuân Thiều và Nam Ô... trên tổng chiều dài gần 9km bãi biển. xem thêm http://thiepcuoigiaretphcm.com/tin-tuc-cuoi-in-thiep-cuoi-in-bieu-mau-in-ve-gu-xe-b4.html

Bên cạnh đó, thành phố đầu tư xây dựng tuyến đường Nguyễn Tất Thành nhằm thu hẹp khoảng cách từ trung tâm đến khu vực Tây Bắc từ 23km xuống khoảng 11km. Trong tương lai gần, khu vực sẽ hình thành công viên biển với tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên tại Đà Nẵng do nhà đầu tư Nhật Bản triển khai với tổng kinh phí lên đến hàng trăm triệu USD.

Với triển vọng về du lịch và công nghệ, bất động sản Tây Bắc được cho là có tiềm năng sinh lời trong tương lai. Hiện tại, mức giá đất nền tại Tây Bắc rơi vào khoảng 20-25 triệu đồng mỗi m2.

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/mau-sac-phong-thuy-2019-cho-tinh-tien-vien-man.html

Theo vnexpress