Thursday, October 31, 2019

Ngôi biệt thự có tầm nhìn ra biển tuyệt đẹp

Ngôi biệt thự có tầm nhìn ra biển tuyệt đẹp


Nằm cách sân bay quốc tế Phuket,Thái Lan chỉ 20 phút căn biệt thự sở hữu nét sang trọng và tầm nhìn ra biển đẹp làm hài lòng những du khách khó tính.

Công trình hiện đại được bao quanh bởi biển và màu xanh của cây.

Bể bơi vô cực hướng ra bãi biển tuyệt đẹp phía trước.

Hồ bơi không chỉ là không gian để bơi mà còn có một khu vực riêng được thiết kế nổi với một vài chiếc ghế, tạo ra một nơi hoàn hảo để thư giãn.

Căn biệt thự được xây dựng trên diện tích 4.000m2, nằm dọc theo bờ biển của bán đảo Yamu, nhìn ra vịnh Phang Nga, Thái Lan.

Kiến trúc biệt thự xây dựng dựa theo độ dốc của địa hình.

Với lối thiết kế đó không gian bên trong và bên ngoài dường như không có sự tách biệt. Mỗi khi cần yên tĩnh du khách chỉ cần kéo nhẹ cửa trượt lại là có nơi để tĩnh tâm.

Phòng ăn thiết kế dành cho nhiều người và có hướng nhìn ra biển.

Giống như các biệt thự tư nhân khác, căn biệt thự này cũng cung cấp các khu vực để massage và các phương pháp trị liệu spa khác.

Bàn ghế đơn giản chú trọng tối đa cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Cửa lá sách giúp những vị khách nghỉ lại có thể tận hưởng được không khí thiên nhiên bên ngoài ngay cả khi đang massage.

Nơi để những vị khách trò chuyện, chia sẻ những câu chuyện.

Khu vực ăn uống ngoài trời đặt tách biệt với công trình.

Bàn ghế ăn làm bằng gỗ khai thác tại địa phương.

Tấm thảm màu vàng làm nổi bật đồ nội thất gỗ.

Phòng ngủ không sử dụng quá nhiều đồ đạc mà chủ yếu chú trọng sự yên tĩnh và thoải mái cho người sử dụng.

Bên cạnh các chất liệu hiện đại, biệt thự cũng không thiếu các loại vật liệu hiện đaị như kính, bê tông

Cửa gỗ tăng sự tương tác giữa con người và thiên nhiên.

Ngay cả phòng tắm cũng thiết kế theo kiểu mở để có thể nhìn thấy khung cảnh tuyệt đẹp bên ngoài.

Xem thêm bài về mẫu kiến trúc nhà xinh 2019

Theo VOV

Monday, October 21, 2019

Ngôi nhà hoang nổi bật giữa khu phố sau cải tạo

Ngôi nhà hoang nổi bật giữa khu phố sau cải tạo


Thay vì mái vát như xung quanh, ngôi nhà làm mái bằng để tận dụng sân thượng trồng cây và thư giãn.

Ngôi nhà 3 tầng hướng Nam có tổng diện tích sàn 500 m2 nằm trong khuôn viên đất 206 m2 thuộc một khu đô thị hình thành cách đây 15 năm ở tỉnh Bắc Ninh. Đây là nơi ở của một gia đình gồm một cặp vợ chồng và ba đứa con.

Sau 14 năm nhà bị bỏ hoang, năm 2019, gia chủ đã quyết định bỏ 2 tỷ vào cải tạo, biến đây thành tổ ấm của mình.

Giữ lại khung nhà, kiến trúc sư Nguyễn Đăng Tường (công ty kiến trúc NDT) đã thay đổi gần như toàn bộ không gian và hình thức nhằm đáp ứng mong muốn có một nơi ở tiết kiệm năng lượng, dễ dàng kết nối các thành viên trong gia đình với nhau cũng như với thiên nhiên bên ngoài, nhưng vẫn đảm bảo tính riêng tư. 

Khu vườn phía trước tạo ra một khoảng không gian đệm giúp ngôi nhà tránh khói bụi, tiếng ồn.

Mặt ngoài công trình được ốp đá tự nhiên màu tối, kết hợp với những mảng kính mang lại cảm giác hoà hợp với thiên nhiên. Ngoài ra, ốp đá cũng là giải pháp làm mát công trình vì hạn chế sự hấp thu nhiệt từ mặt trời. 

Không gian sinh hoạt chung gồm phòng khách, phòng ăn, phòng bếp liên thông được đặt ở tầng một. Giữa không gian này có một khoảng giếng trời nhỏ đóng vai trò cân bằng ánh sáng, thiên nhiên.

Giếng trời cùng cầu thang ở giữa nhà kết nối các không gian, giúp mọi người cảm nhận được cây, ánh sáng, nắng gió khi di chuyển trong nhà.

Nhà có 4 phòng ngủ, đặt trên tầng 2 và 3. Nhờ giếng trời và cầu thang nên các phòng ngủ dù ở vị trí nào cũng nhận được ánh sáng tự nhiên từ hai hướng.

Cây xanh xuất hiện như một nội thất ở nhiều nơi trong nhà góp phần thanh lọc không khí.

Mái vát không còn phù hợp với phong cách kiến trúc sau cải tạo được thay bằng mái đổ bằng để sử dụng làm không gian ăn uống, vui chơi ngoài trời. Giàn cây leo được bố trí trên tầng mái để cung cấp rau xanh cho chủ nhà và cũng là một giải pháp chống nóng vô cùng hiệu quả. 

Bản vẽ mặt bằng tầng 1.

Bản vẽ mặt bằng tầng 2.

Bản vẽ mặt bằng tầng 3.


Mặt bằng tầng mái.

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-mau-thiet-ke-nha-ong-dep-hot-nhat.html

Theo vnexpress

Thursday, October 17, 2019

Thiết kế đẹp mắt của căn hộ có 2 phòng ngủ

Thiết kế đẹp mắt của căn hộ có 2 phòng ngủ


Căn hộ có 2 phòng ngủ dành cho trẻ em được đầu tư tỉ mỉ và chỉn chu dưới đây thật đáng để bạn học tập.

Phòng khách nằm liền kề với nhà bếp để dành khoảng diện tích cho các phòng ngủ.

Ghế sofa hình chữ L mang đến chỗ ngồi rộng rãi nhưng lại không chiếm nhiều diện tích.

Trong khi ở nhiều căn hộ khác tivi thường đặt cạnh bàn ăn thì căn hộ này lại có cách tiếp cận khác, tivi chỉ đặt ở phòng khách để trẻ em có thể sử dụng bàn ăn làm bài tập mà không bị phân tâm.

Ngoài nguồn sáng tự nhiên từ cửa sổ, vào ban đêm bàn ăn còn được bổ sung ánh sáng từ chiếc đèn thả trần độc đáo.

Ghế bọc nệm màu xanh mang đến cảm giác yên bình, gần gũi trong căn hộ.

Tủ bếp với nhiều loại ngăn kéo giúp bếp lúc nào cũng gọn gàng.

Phòng ngủ chính là hiện thân của sự thoải mái.

Giống như phòng khách, phòng ngủ có một bức tường riêng dành để đặt kệ tivi.

Trong phòng ngủ chính còn bố trí một nhà vệ sinh, thuận tiện cho việc sinh hoạt hàng ngày.

Phòng trẻ em đầu tiên lấy ý tưởng từ những câu chuyện cổ tích với những sản phẩm nội thất nhỏ nhắn, dễ thương.

Trong khi phòng ngủ khác lại được trang trí như một cái hang.

Khu giải trí cũng được trang trí bằng tông màu xanh dịu mắt.

Bàn học đặt cạnh cửa sổ mang ánh sáng tự nhiên vào tận phòng để bé không mắc các bệnh về mắt.

Hai bé sử dụng chung một phòng tắm với màu sắc trong sáng, vui tươi.

Xem thêm bài về nhà xinh 2020 https://nhaxinhcenter.com.vn

Theo vov

Tuesday, October 15, 2019

Khách sạn kỳ lạ nơi du khách "đầu gối nước Pháp, chân gác Thụy Sĩ"

Khách sạn kỳ lạ nơi du khách "đầu gối nước Pháp, chân gác Thụy Sĩ"


Nắm bắt nhu cầu đi du lịch nghỉ dưỡng hoặc trăng mật ngày càng nhiều của những cặp đôi, ban quản lý khách sạn đã nghĩ ra muôn kiểu thiết kế, dịch vụ để thu hút khách du lịch.

Với vị trí đắc địa nằm giữa biên giới Pháp - Thụy Sĩ ở làng La Cure, Arbez Franco-Suisse được mệnh danh là khách sạn độc đáo nhất thế giới. Cặp đôi nào thuê phòng ở khách sạn này sẽ được trải nghiệm cảm giác ngủ chung giường nhưng mỗi người lại nằm trên một quốc gia khác nhau.

Arbez Franco-Suisse là khách sạn 2 sao, 3 tầng nằm ở thị trấn nhỏ La Cure, cách Geneva, Thụy Sĩ hơn 8 km về phía Bắc

Đây là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho dân trượt tuyết với lối kiến trúc châu Âu cổ xưa được giữ lại nguyên vẹn mang đến cảm giác vô cùng ấm cúng

Thế nhưng, điều đặc biệt và độc đáo nhất ở Arbez Franco-Suisse chính là vị trí địa lý. Nó là khách sạn duy nhất trên thế giới tọa lạc ngay trên biên giới giữa Thụy Sĩ và Pháp

Khắp nơi trong khách sạn từ phòng ăn, nhà bếp, cửa hàng bán đồ lưu niệm, hành lang, phòng ngủ, cầu thang… đều được chia làm đôi, mỗi bên thuộc về phần lãnh thổ của 1 nước

Khách sạn Arbez Franco-Suisse nhìn từ đất Pháp

Còn đây là tầm nhìn từ đất Thụy Sĩ

Bên trong Arbez Franco-Suisse có 2 căn phòng đặc biệt nhất. Một phòng có chiếc giường mà khi khách ngủ, phần đầu của du khách thuộc lãnh thổ nước Pháp nhưng phần chân lại đang trên đất Thụy Sĩ

Kể từ khi thành lập, khách sạn 2 sao này là điểm đến của rất nhiều du khách. Họ tới đây để nghỉ dưỡng, trăng mật hoặc trượt tuyết xuyên quốc gia. Không chỉ có phòng tân hôn, nhiều căn phòng khác trong khách sạn cũng bị chia đôi bởi đường biên giới

Phòng nghỉ độc đáo khác thì lại có khu vực đặt giường ngủ tại Thụy Sĩ, còn nếu muốn dùng nhà tắm hay nhà vệ sinh, du khách sẽ phải sang tận... nước Pháp. Du khách cũng không cần xuất trình hộ chiếu cho hải quan dù đi lại "xuyên biên giới"

Tiến vào trong khách sạn, du khách sẽ ngay lập tức cảm nhận được sự ấm cúng, gần gũi bởi lối thiết kế chủ yếu sử dụng gỗ là vật liệu xây dựng chính

Tại Arbez Franco-Suisse, màu đỏ dường như bao phủ khắp mọi ngóc ngách từ sàn gạch, thảm trải bàn, thảm cầu thang tới cả những món đồ nhỏ xinh như đèn, khăn, đồ treo trang trí…

Đặc biệt, những lá cờ của 2 quốc gia đều được cắm tại hầu hết mọi nơi trong khách sạn như báo hiệu với du khách đây là nơi hội tụ của cả 2 nền văn hóa châu Âu

Nhà hàng trong khách sạn cũng chia làm hai, phục vụ món ăn địa phương của Pháp và Thụy Sĩ. "Hai quốc gia nhưng ngủ chung giường, ăn chung bàn" - lời giới thiệu độc đáo trên trang web của khách sạn

Bên trong khách sạn được trang trí các vật dụng đặc trưng của hai quốc gia

Căn phòng nhỏ với chiếc giường đôi, kết hợp cùng sàn gỗ tạo một cảm giác ấm cúng và cổ kính

Nội thất bên trong khá bắt mắt và rất sang trọng

Mặc dù là khách sạn 2 sao, nhưng nội thất vẫn rất tiện nghi, mang đến cho du khách cảm giác thoải mái khi ghé thăm và nghỉ dưỡng

Lịch sử của khách sạn đặc sắc nhất thế giới này bắt đầu từ năm 1862, Chính phủ Pháp và Thụy Sĩ quyết định thay đổi đường biên giới ở thung lũng Dappes. Với tầm nhìn xa trông rộng, doanh nhân Monsieur Ponthus khi đó đã quyết định xây dựng một tòa nhà trên phần đất của gia đình với mục đích kinh doanh xuyên biên giới

Tháng 2-1863, khi hiệp ước chính thức có hiệu lực, tòa nhà 3 tầng cũng vừa hoàn công, đồng nghĩa với việc nó không chịu bất kỳ ảnh hưởng gì đến từ thay đổi đường biên giới mới. Ông Ponthus sau đó mở 1 quán bar ở Pháp và 1 cửa hàng quà lưu niệm ở Thụy Sĩ ngay trong tòa nhà. Đến năm 1921, doanh nhân Jules – Jean Arbeze mua lại tòa nhà này, biến nơi đây thành khách sạn đa quốc gia độc đáo và đặt lại tên chính thức cho nó là Arbez Franco-Suisse

Cũng chính vì vị trí đặc biệt này của Arbez mà rất nhiều giai thoại xảy ra ở đây. Trong Chiến tranh thế giới II, khi Pháp bị Đức chiếm đóng còn Thụy Sĩ là nước trung lập, lợi dụng việc này, nhiều người dân tị nạn đã đến khách sạn Arbez, trốn lên tầng 2, nơi quân lính Đức không thể đặt chân sang lãnh thổ Pháp và an toàn sống sót

Vào năm 1962, khách sạn Arbez Franco-Suisse được lựa chọn làm nơi ký kết thỏa thuận hòa bình Evian, trao trả độc lập cho Algeria

Khách sạn Arbez hiện được điều hành bởi một công ty của Pháp. Công ty này chịu trách nhiệm đóng thuế cho cả hai quốc gia. Giá phòng khách sạn từ 100 Euro một đêm 


Xem thêm  https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nghi-dinh-46-2015-ve-quan-ly-chat-luong.html

Xem thêm http://www.google.it/url?q=https://camamtieusaovn.blogspot.com/

Theo An ninh thủ đô