Tuesday, October 15, 2019

Khách sạn kỳ lạ nơi du khách "đầu gối nước Pháp, chân gác Thụy Sĩ"

Khách sạn kỳ lạ nơi du khách "đầu gối nước Pháp, chân gác Thụy Sĩ"


Nắm bắt nhu cầu đi du lịch nghỉ dưỡng hoặc trăng mật ngày càng nhiều của những cặp đôi, ban quản lý khách sạn đã nghĩ ra muôn kiểu thiết kế, dịch vụ để thu hút khách du lịch.

Với vị trí đắc địa nằm giữa biên giới Pháp - Thụy Sĩ ở làng La Cure, Arbez Franco-Suisse được mệnh danh là khách sạn độc đáo nhất thế giới. Cặp đôi nào thuê phòng ở khách sạn này sẽ được trải nghiệm cảm giác ngủ chung giường nhưng mỗi người lại nằm trên một quốc gia khác nhau.

Arbez Franco-Suisse là khách sạn 2 sao, 3 tầng nằm ở thị trấn nhỏ La Cure, cách Geneva, Thụy Sĩ hơn 8 km về phía Bắc

Đây là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho dân trượt tuyết với lối kiến trúc châu Âu cổ xưa được giữ lại nguyên vẹn mang đến cảm giác vô cùng ấm cúng

Thế nhưng, điều đặc biệt và độc đáo nhất ở Arbez Franco-Suisse chính là vị trí địa lý. Nó là khách sạn duy nhất trên thế giới tọa lạc ngay trên biên giới giữa Thụy Sĩ và Pháp

Khắp nơi trong khách sạn từ phòng ăn, nhà bếp, cửa hàng bán đồ lưu niệm, hành lang, phòng ngủ, cầu thang… đều được chia làm đôi, mỗi bên thuộc về phần lãnh thổ của 1 nước

Khách sạn Arbez Franco-Suisse nhìn từ đất Pháp

Còn đây là tầm nhìn từ đất Thụy Sĩ

Bên trong Arbez Franco-Suisse có 2 căn phòng đặc biệt nhất. Một phòng có chiếc giường mà khi khách ngủ, phần đầu của du khách thuộc lãnh thổ nước Pháp nhưng phần chân lại đang trên đất Thụy Sĩ

Kể từ khi thành lập, khách sạn 2 sao này là điểm đến của rất nhiều du khách. Họ tới đây để nghỉ dưỡng, trăng mật hoặc trượt tuyết xuyên quốc gia. Không chỉ có phòng tân hôn, nhiều căn phòng khác trong khách sạn cũng bị chia đôi bởi đường biên giới

Phòng nghỉ độc đáo khác thì lại có khu vực đặt giường ngủ tại Thụy Sĩ, còn nếu muốn dùng nhà tắm hay nhà vệ sinh, du khách sẽ phải sang tận... nước Pháp. Du khách cũng không cần xuất trình hộ chiếu cho hải quan dù đi lại "xuyên biên giới"

Tiến vào trong khách sạn, du khách sẽ ngay lập tức cảm nhận được sự ấm cúng, gần gũi bởi lối thiết kế chủ yếu sử dụng gỗ là vật liệu xây dựng chính

Tại Arbez Franco-Suisse, màu đỏ dường như bao phủ khắp mọi ngóc ngách từ sàn gạch, thảm trải bàn, thảm cầu thang tới cả những món đồ nhỏ xinh như đèn, khăn, đồ treo trang trí…

Đặc biệt, những lá cờ của 2 quốc gia đều được cắm tại hầu hết mọi nơi trong khách sạn như báo hiệu với du khách đây là nơi hội tụ của cả 2 nền văn hóa châu Âu

Nhà hàng trong khách sạn cũng chia làm hai, phục vụ món ăn địa phương của Pháp và Thụy Sĩ. "Hai quốc gia nhưng ngủ chung giường, ăn chung bàn" - lời giới thiệu độc đáo trên trang web của khách sạn

Bên trong khách sạn được trang trí các vật dụng đặc trưng của hai quốc gia

Căn phòng nhỏ với chiếc giường đôi, kết hợp cùng sàn gỗ tạo một cảm giác ấm cúng và cổ kính

Nội thất bên trong khá bắt mắt và rất sang trọng

Mặc dù là khách sạn 2 sao, nhưng nội thất vẫn rất tiện nghi, mang đến cho du khách cảm giác thoải mái khi ghé thăm và nghỉ dưỡng

Lịch sử của khách sạn đặc sắc nhất thế giới này bắt đầu từ năm 1862, Chính phủ Pháp và Thụy Sĩ quyết định thay đổi đường biên giới ở thung lũng Dappes. Với tầm nhìn xa trông rộng, doanh nhân Monsieur Ponthus khi đó đã quyết định xây dựng một tòa nhà trên phần đất của gia đình với mục đích kinh doanh xuyên biên giới

Tháng 2-1863, khi hiệp ước chính thức có hiệu lực, tòa nhà 3 tầng cũng vừa hoàn công, đồng nghĩa với việc nó không chịu bất kỳ ảnh hưởng gì đến từ thay đổi đường biên giới mới. Ông Ponthus sau đó mở 1 quán bar ở Pháp và 1 cửa hàng quà lưu niệm ở Thụy Sĩ ngay trong tòa nhà. Đến năm 1921, doanh nhân Jules – Jean Arbeze mua lại tòa nhà này, biến nơi đây thành khách sạn đa quốc gia độc đáo và đặt lại tên chính thức cho nó là Arbez Franco-Suisse

Cũng chính vì vị trí đặc biệt này của Arbez mà rất nhiều giai thoại xảy ra ở đây. Trong Chiến tranh thế giới II, khi Pháp bị Đức chiếm đóng còn Thụy Sĩ là nước trung lập, lợi dụng việc này, nhiều người dân tị nạn đã đến khách sạn Arbez, trốn lên tầng 2, nơi quân lính Đức không thể đặt chân sang lãnh thổ Pháp và an toàn sống sót

Vào năm 1962, khách sạn Arbez Franco-Suisse được lựa chọn làm nơi ký kết thỏa thuận hòa bình Evian, trao trả độc lập cho Algeria

Khách sạn Arbez hiện được điều hành bởi một công ty của Pháp. Công ty này chịu trách nhiệm đóng thuế cho cả hai quốc gia. Giá phòng khách sạn từ 100 Euro một đêm 


Xem thêm  https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nghi-dinh-46-2015-ve-quan-ly-chat-luong.html

Xem thêm http://www.google.it/url?q=https://camamtieusaovn.blogspot.com/

Theo An ninh thủ đô

Monday, October 7, 2019

Mẫu 'nhà vuông' hai tầng sang trọng, chi phí dưới 1 tỷ đồng

Mẫu 'nhà vuông' hai tầng sang trọng, chi phí dưới 1 tỷ đồng


Đây là các mẫu đơn giản, đủ chức năng, sang chảnh, gây ấn tượng mạnh ngay cái nhìn đầu tiên. Chi phí các mẫu nhà này cũng không cao, chỉ 700-1 tỷ đồng.

Ngôi nhà mơ ước của nhiều người.

Phù hợp với các gia đình ở thành phố có diện tích đất xây nhà không quá rộng.

Vô cùng đẹp mắt ấn tượng.

Toát lên vẻ thanh thoát.

Nổi bật và gây chú ý.

Dễ ưng ý với nhiều người.

Phù hợp với những gia đình có diện tích đất rộng.

Vẻ đẹp khỏe khoắn và sang trọng.

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/top-10-mau-nha-cap-4-dep-nhat-2019.html

Theo Tiền Phong

Friday, October 4, 2019

Tuyệt chiêu giúp nhà chính hướng Tây nắng như đốt vẫn 'mát lịm'

Tuyệt chiêu giúp nhà chính hướng Tây nắng như đốt vẫn 'mát lịm'


Nhà phố 4 tầng 52m2 ở Sài Gòn với giải pháp chống nắng hướng Tây bằng hệ lam gạch bông gió cho mặt tiền nhà. Ngôi nhà hướng đến sự tiện lợi, theo ý thích của chủ đầu tư cho các thành viên gia đình có không gian riêng tư thoáng mát.

Mặt tiền nhà với hệ lam bằng gạch bông gió giảm thiểu ánh nắng chiếu vào nhà giúp ngôi nhà trở nên thông thoáng hơn.

Phòng khách ngay tầng trệt với thiết kế đơn giản.

Không gian nhẹ nhàng, tinh tế.

Nhờ giếng trời lớn cung cấp đầy đủ ánh sáng để cây phát triển, tạo không gian xanh thú vị cho ngôi nhà.

Màu sắc của gạch đất nung cũng rất ăn ý với các vật liệu khác, đặc biệt là gỗ. Cả hai vật liệu này sẽ tạo nên vẻ đẹp bình dị, gần gũi cho không gian.

Không gian phòng ăn nổi bật với đèn thả trần màu cam bắt mắt.

Phòng ngủ sạch sẽ với thiết kế đơn giản, gọn gàng.

Một không gian thư giãn nhỏ cho gia đình ngắm cảnh thưởng thức một tách trà cho buổi sáng đầy năng lượng.

Nhà vệ sinh sử dụng vật liệu hiện đại kết hợp truyền thống độc đáo. Các ô gạch thông gió cùng hệ rèm che chắn đảm bảo sự riêng tư.

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-loai-cay-phong-thuy-dep-mang-lai-tai-loc.html

Xem thêm http://www.google.it/url?q=https://dienmayvienthong.com/

Theo Tiền Phong

Friday, September 27, 2019

4 rủi ro khi mua đất nền

4 rủi ro khi mua đất nền


Người mua đất nền luôn tin buôn đất lãi lớn, an toàn, song có nhiều bẫy pháp lý khiến nhà đầu tư mất tiền.

Giám đốc Công ty Luật TNHH Thịnh Việt Trí, Luật sư Lương Ngọc Đinh cho biết, đa phần các nhà đầu tư đều tin rằng đất nền là kênh sinh lợi cao nhất hiện nay, cũng là kênh trú ẩn an toàn nhất. Thế nhưng trên thực tế, nhà đầu tư đất nền có thể gặp rất nhiều rủi ro khi tham gia kênh này. Luật sư Đinh chỉ ra 4 nhóm rủi ro người mua đất nền thường gặp phải.

Rủi ro pháp lý dự án chưa hoàn chỉnh

Người mua không tiến hành thẩm định pháp lý của dự án, xác định dự án có đủ điều kiện để huy động vốn hay không. Do đó, khi họ mua những dự án mà chưa đủ điều kiện pháp lý về huy động vốn thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro khi chủ đầu tư không triển khai dự án đúng tiến độ đã cam kết hoặc không thực hiện dự án.

Rủi ro do không mua chính chủ

Người mua không ký kết hợp đồng đúng với bên bán là chủ đầu tư mà ký kết với một bên thứ ba. Thông thường bên thứ ba này là một công ty con do chủ đầu tư lập ra hoặc đơn vị phân phối dự án đứng ra ký kết hợp đồng với bên mua.

Nhà đầu tư đất nền cần lưu ý nguyên tắc vàng này: các giao dịch đất đai dưới hình thức ủy quyền (không chính chủ) là không đúng quy định của pháp luật. Khi không ký hợp đồng đúng với chủ đất hoặc chủ đầu tư thì hợp đồng không có giá trị pháp lý. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên, người mua gặp rất nhiều rủi ro và thậm chí có thể mất hết tài sản.

Đất nền dự án tại khu Đông TP HCM. Ảnh: Vũ Lê

Rủi ro do ký loại hợp đồng yếu thế

Người mua thay vì ký hợp đồng mua bán nhưng lại ký các loại hợp đồng khác do chủ đầu tư soạn ra chưa phù hợp với quy định của pháp luật liên quan đến việc mua bán bất động sản như: hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư.

Dù tên gọi khác nhau, nhưng bản chất các hợp đồng này do các chủ đầu tư soạn đều hướng đến mục đích huy động vốn của khách hàng. Khi nội dung trong hợp đồng không phản ánh đúng sự thỏa thuận giữa các bên thì rất dễ phát sinh tranh chấp, và người mua luôn ở vai trò yếu thế khi ký kết các hợp đồng theo mẫu do chủ đầu tư soạn sẵn.

Rủi ro do thiếu thông tin

Người mua đất chạy theo số đông, không có kiến thức và yếu về chuyên môn khi đàm phán các nội dung quan trọng của hợp đồng. Chẳng hạn như: điều khoản xử lý tiền cọc khi một bên vi phạm hợp đồng cọc, điều khoản bàn giao nền đất và phạt do chậm bàn giao nền hay điều khoản phạt do một bên đơn phương chấm dứt trong hợp đồng mua bán.

Các điều khoản trong hợp đồng không rõ ràng gây bất lợi cho người mua nhưng người mua không kiểm tra, thẩm định. Khi có tranh chấp phát sinh thì người mua thường bị rủi ro khi bị áp dụng các điều khoản gây bất lợi cho họ.

Ngoài ra, việc người mua không được người bán cung cấp thông tin quy hoạch và người mua không tiến hành kiểm tra thông tin quy hoạch của lô đất muốn mua, quy hoạch xung quanh lô đất, kiềm tra việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có đảm bảo tính khả thi không cũng khiến cho dòng vốn chảy vào kênh không an toàn.

Có không ít trường hợp nhà đầu tư mua nhầm những lô đất bị vướng một phần hoặc toàn bộ quy hoạch: như quy hoạch đất cây xanh, đất giao thông...trong khi mục đích thỏa thuận với người bán ban đầu là mua đất ở.

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/top-15-mau-gach-op-mat-tien-dep.html

Theo vnexpress

Wednesday, September 11, 2019

Vẻ đìu hiu, hoang tàn ở khu đô thị “ma” Nhơn Trạch

Vẻ đìu hiu, hoang tàn ở khu đô thị “ma” Nhơn Trạch


Trải qua nhiều đợt “sốt đất”, hàng loạt dự án khu dân cư tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai vẫn nằm im lìm, đìu hiu không người ở. Bao nhiêu kỳ vọng của nhà đầu tư đều chìm theo số phận những dự án nơi đây.

Nằm ở cửa ngõ phía Đông TP.HCM, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) được quy hoạch trở thành thành phố, đô thị loại II và cũng là đô thị vệ tinh của TP.HCM. Những thông tin xây dựng công trình hạ tầng kết nối giữa Nhơn Trạch và TP.HCM nhiều năm qua liên tục lỗi hẹn, kèm theo đó là sự xuất hiện của hàng loạt dự án khu dân cư.

Cuối tháng 8/2019, Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện dự án cầu thay thế phà Cát Lái trên cơ sở thống nhất với UBND TP.HCM về hình thức đầu tư và phương án triển khai. Thông tin này lập tức tác động đến thị trường nhà đất Nhơn Trạch, tăng cả về số lượng sản phẩm chào hàng lẫn giá bán.

Những năm qua, mỗi khi có thông tin xây dựng cầu thay thế phà Cát Lái (nối Nhơn Trạch và TP.HCM), thị trường đất nền Nhơn Trạch lập tức xác lập mặt bằng giá mới. Tuy nhiên, những đợt “sốt đất” đi qua để lại hàng loạt dự án khu dân cư thưa vắng người ở, hoang tàn đến khó tin.

Văn phòng giao dịch nhà đất mọc lên ngày càng nhiều ở Nhơn Trạch

Trở lại huyện Nhơn Trạch những ngày đầu tháng 9/2019, vừa qua phà Cát Lái, đập vào mắt người đi đường là nhan nhản những trung tâm tư vấn nhà đất. Từ quán ăn đến quán cà phê, nơi đâu cũng đều trở thành nơi giao dịch nhà đất. Thậm chí, nhân viên của nhiều sàn giao dịch còn lập chốt tư vấn cho khách ngay trên vỉa hè.  

Nhân viên các sàn giao dịch BĐS lập chốt tư vấn cho khách ngay trên vỉa hè
Trái ngược với cảnh mua bán nhộn nhịp này là hình ảnh những dự án khu dân cư mặc dù đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhưng lại đìu hiu, hoang vắng đến bất ngờ.   

Nằm ở xã Phú Thạnh, khu đô thị Swan Park do Tập đoàn Swan City Việt Nam (thuộc Tập đoàn CFLD) làm chủ đầu tư. Trước đây dự án có tên Đông Sài Gòn New City của Công ty CP Đầu tư Nhơn Trạch. Bên cạnh những dãy biệt thự đang thi công, hiện phần lớn diện tích của dự án này đều chưa có hoạt động xây dựng.  

Phần lớn diện tích tại dự án Swan Park vẫn chưa có hoạt động xây dựng

Toạ lạc tại xã Phú Hội là dự án Khu liên hợp Cát Tường Hưng Phát do Công ty CP Xây dựng – thương mại Thái Dương và Công ty Sova Holdings Sdn.Bhd (Malaysia) hợp tác đầu tư. Dù được triển khai từ năm 2011 nhưng hiện nay nhiều nhà liền kế, nhà phố tại đây xây dựng dở dang rồi bỏ hoang.  

Dãy nhà liên kế xây dựng dang dở rồi bỏ hoang nhiều năm qua

Nằm ngay trung tâm hành chính huyện Nhơn Trạch, nhưng nhiều nhà phố bị bỏ hoang

Bên trong một căn nhà liền kề tại đây

Một dãy nhà liền kề tại giao lộ Phan Đăng Lưu – Hoàng Văn Thụ phơi nắng mưa nhiều năm

Một công trình cao ốc thuộc dự án Khu liên hợp Cát Tường Hưng Phát “đứng hình” thời gian dài
Dọc theo đường Lê Hồng Phong đến xã Phước An, dự án Sunflower City do Công ty TNHH Phúc Khang Đông Sài Gòn (thành viên của Phuc Khang Corporation) hợp tác cùng Công ty CP Địa ốc Thăng Long làm chủ đầu tư nằm hiu quạnh. Các tuyến đường nội khu trong dự án 150ha này gần như đã xây dựng hoàn thiện, nhưng hầu hết những khu đất nền tại đây bị bỏ hoang nhiều năm, cỏ dại mọc cao hơn đầu người.  

Bên trong dự án Sunflower City hiện nay, những khu đất được phân lô cỏ dại mọc đầy

Bảng quảng cáo về dự án bong tróc vì nắng mưa

Biển chỉ tên đường bị rỉ sét, không đọc rõ chữ

Nằm trong tổng thể dự án Sunflower City, những khu đất tại dự án Ecosun do Công ty TNHH Phúc Khang Đông Sài Gòn làm chủ đầu tư hiện vẫn là những bãi đất trống, không bóng người ở. Theo một môi giới, giá rao bán tại những lô đất đã có Giấy Chứng nhận quyền sử dụng ở dự án này dao động từ 8 – 10 triệu đồng/m2.  

Trung tâm giao dịch của Phuc Khang Corporation đìu hiu

Bảng quảng cáo tả tơi vì mưa gió

Cũng toạ lạc tại xã Phước An là dự án Khu dân cư Thăng Long Home – Phước An do Công ty CP Địa ốc Thăng Long (Thăng Long Real) làm chủ đầu tư. Đây được xem là dự án nhà ở thương mại đầu tiên ở huyện Nhơn Trạch.  

Một góc dự án Khu dân cư Thăng Long Home – Phước An hiện tại

Được mở bán từ cuối năm 2015, đến nay các dãy nhà phố tại Khu dân cư Thăng Long Home – Phước An hầu hết đã xây dựng hoàn thiện và bàn giao. Tuy vậy, nhiều căn nhà tại đây không có người ở, nhiều người treo bảng bán nhà.  

Nhiều chủ nhà đã treo biển bán nhà

Theo bà N. (cư dân tại Khu dân cư Thăng Long Home – Phước An), giá nhà hoàn thiện diện tích 110m2 nơi đây đang được rao bán từ 1,6 – 1,9 tỷ đồng/căn. Do khu vực này không có những tiện ích nên dân cư thưa thớt, có người rao bán 2 năm nay vẫn chưa ai mua. 

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/tong-hop-nhung-mau-thiet-ke-san-thuong-dep-nha-xinh.html

Theo vietnamnet

Tuesday, September 3, 2019

Các doanh nghiệp nắm giữ nhiều 'đất vàng' khách sạn sắp lên sàn

Các doanh nghiệp nắm giữ nhiều 'đất vàng' khách sạn sắp lên sàn


Hanoitourist, Saigontourist hay Benthanh Group, những doanh nghiệp Nhà nước đang nắm trong tay rất nhiều khách sạn 5 sao, thuộc diện phải cổ phần hóa trước năm 2021.

Danh sách 93 doanh nghiệp Nhà nước phải cổ phần hóa đến hết năm 2020 tại Quyết định số 26/2019 điểm tên hàng loạt “ông lớn” trong các lĩnh vực kinh doanh.

Đáng chú ý, danh sách này điểm tên 3 doanh nghiệp lĩnh vực lưu trú, du lịch nắm trong tay hàng loạt khách sạn 5 sao tại các thành phố lớn gồm Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist), Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), và Tổng công ty Bến Thành (Benthanh Group).

Nhiều khách sạn 5 sao nổi tiếng trong tay Hanoitourist

Theo quyết định trên, Hanoitourist cùng với 26 doanh nghiệp khác nằm trong diện phải cổ phần hóa mà Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, thậm chí không sở hữu bất kỳ cổ phần nào.

Hanoitourist hiện là một trong những công ty nắm giữ nhiều khách sạn hạng sang bậc nhất thủ đô Hà Nội.

Theo đó, trong số hơn 10 khách sạn 5 sao của Hà Nội hiện nay, Hanoitourist nắm giữ cổ phần chi phối 5 khách sạn 5 sao nổi tiếng nhất gồm: Sofitel Legend Metropole Hanoi, InterContinental Hanoi Westlake, Pullman Hanoi, Hilton Hanoi Opera và Hotel De L’Opera.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn sở hữu và nắm giữ cổ phần chủ yếu của các khách sạn 2-4 sao như Khách sạn Hà Nội, Hilton Garden Inn, Thăng Long Opera, Hòa Bình, Thăng Long Espana…

Hanoitourist đang nắm giữ 50% vốn và lợi ích tại Khách sạn Metropole Hà Nội. Ảnh: Metropole.

Trong năm gần nhất (2018), Hanoitourist (bao gồm 1 liên doanh với nước ngoài có vốn góp của tổng công ty) ghi nhận 1.856 tỷ đồng doanh thu, tăng 6% so với năm 2017 và thu về khoản lợi nhuận 569 tỷ đồng.

Theo ban lãnh đạo công ty, 6 tháng đầu năm nay, công suất phòng bình quân các khách sạn diễn ra khả quan với Khách sạn Hòa Bình đạt 65%, Thăng Long Opera và Thăng Long Espana đạt tỷ lệ 71%, Sofitel Legend Metropole đạt 72,6%, hay De L’Opera Hanoi đạt 84,4%...

Trong những khách sạn mà Hanoitourist đang sở hữu, Metropole là khách sạn lâu đời nhất ở Hà Nội (từ năm 1901). Hiện Metropole cũng là liên doanh hoạt động hiệu quả nhất của Hanoitourist, trong đó công ty nắm giữ 50% vốn và lợi ích, tương đương khoản đầu tư 203 tỷ đồng.

Trong năm 2018, riêng Metropole đã mang về 80 tỷ lợi nhuận cho Hanoitourist trong tổng số 118 tỷ đồng lợi nhuận được chia từ công ty liên kết.

Không công bố kết quả kinh doanh thường xuyên, nhưng trong giai đoạn 2011-2014, doanh thu bình quân của khách sạn này đã đạt trên 35 triệu USD và lợi nhuận xấp xỉ 10 triệu USD.

Ngoài ra, Hanoitourist hiện cũng là cổ đông lớn nhất sở hữu 46% vốn tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hà Nội (chủ sở hữu Công viên nước Hồ Tây). Năm 2018, công viên này ghi nhận 150 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 6 tỷ đồng lãi sau thuế.

Hanoitourist còn là chủ sở hữu của tòa nhà văn phòng Hanoitourist, Hanoi Toserco; Trung tâm thương mại BigC Thăng Long…

Saigontourist sở hữu 42 khách sạn 3-5 sao

Saigontourist nằm trong nhóm cổ phần hóa mà Nhà nước vẫn nắm quyền chi phối trên 50% đến dưới 65% vốn doanh nghiệp.

Công ty này hiện sở hữu và quản lý tổng cộng 42 khách sạn từ 3 đến 5 sao, tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam. Trong đó có 7 khách sạn tiêu chuẩn 5 sao gồm Khách sạn Rex Sài Gòn, Majestic, Grand Saigon, Caravelle, New World, Sheraton Saigon, Pullman Saigon và Majestic - Móng Cái.

Hàng loạt khách sạn tiêu chuẩn 4 sao tại khu vực miền Nam như Continental Saigon, Kim Đô, Oscar, Đệ Nhất, Liberty Saigon Center… hiện cũng đều có vốn góp của Saigontourist.


Thông qua công ty con - Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Phú Thọ, Saigontourist hiện cũng là cổ đông lớn nhất tại Công viên nước Đầm Sen, một trong những công viên có doanh thu và lợi nhuận cao nhất cả nước.

Năm 2018, công viên này ghi nhận 217 tỷ đồng doanh thu và gần 96 tỷ lợi nhuận sau thuế.

Ngoài ra, Saigontourist còn nắm trong tay 4 công ty lữ hành gồm Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist; Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định; Công ty Cổ phần Dịch vụ Lữ hành Chợ Lớn và Công ty Cổ phần Du lịch Phú Thọ; 2 sân tập golf tại TP.HCM và nhiều câu lạc bộ casino, trò chơi có thưởng…

Năm 2018, Saigontourist ghi nhận 6.651 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng 7% so với năm trước đó và mang về 983 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 15%.

Tính đến cuối năm 2018, Saigontourist có tổng tài sản đạt 11.903 tỷ đồng với vốn điều lệ 7.018 tỷ và 2.016 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối.

Giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết là 3.639 tỷ đồng, mang về cổ tức và lợi nhuận được chia tổng cộng 449 tỷ cùng năm.

Benthanh Group sở hữu 25 khách sạn và resort

Cùng thuộc diện cổ phần hóa với Saigontourist, Benthanh Group hiện cũng nắm trong tay nhiều khách sạn hạng sang và các khu du lịch lớn.

Trong hoạt động kinh doanh của mình, dịch vụ du lịch là ngành chủ lực của Benthanh Group với 25 khách sạn và resort được quản lý bởi các tập đoàn lớn như Accor, Marriott, Norfolk Group, Centara.


Trong lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp lớn nhất mà Benthanh Group nắm giữ 41% vốn là Công ty CP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn – Savico. Đây là nhà phân phối ôtô lớn nhất tại Việt Nam, chiếm hơn 10% thị phần, tập trung chủ yếu là các thương hiệu Toyota, Ford, Hyundai, Honda, Volvo, Mitsubishi…

Trong năm gần nhất (2018), Savico đạt 14.882 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận ròng sau thuế đạt hơn 300 tỷ đồng.

Về hoạt động của công ty mẹ Benthanh Group, năm 2018, công ty này ghi nhận 385 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 62% nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 38%, đạt 175 tỷ đồng.

Nửa năm vừa qua, công ty mẹ này cũng đạt 54 tỷ doanh thu và lãi sau thuế 46 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 6, công ty mẹ - Benthanh Group có 3.212 tỷ đồng tổng tài sản, vốn góp của chủ sở hữu đạt 1.936 tỷ. Tổng giá trị đầu tư vào liên doanh liên kết hiện cũng đạt 1.265 tỷ đồng, và mang về hơn 31 tỷ đồng cổ tức, lợi nhuận được chia sau 6 tháng. xem thêm https://baohiemlienviet.com/tin-tuc-su-kien/thu-doan-lua-dao-ban-bao-hiem-nhan-tho-va-nhung-dieu-nen-biet

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/tong-hop-nhung-mau-thiet-ke-san-thuong-dep-nha-xinh.html

Theo news zing