Thursday, December 17, 2020

Nhà ống Sài Gòn với thiết kế mặt tiền cực kỳ ấn tượng

Giống như nhiều ngôi nhà ống khác ở Sài Gòn, Nhà Tổ chim được xây dựng trên lô đất hẹp (4x12m) trong khu dân cư đông đúc, bị các công trình lân cận chắn 3 mặt, chỉ có một mặt hướng ra bên ngoài, nhưng lại hướng về phía Tây.

Nữ gia chủ nhà ống này là người đam mê làm vườn, cô mong muốn sở hữu một không gian sống thoáng đãng, thư thái sau một ngày làm việc mệt mỏi, với những mảng xanh thiên nhiên hiện diện khắp mọi khu vực chức năng.

Để giải quyết những hạn chế nêu trên, đồng thời tăng cường chiếu sáng và thông gió tự nhiên, kiến trúc sư quyết định bỏ qua tường ngăn trong nhà, sử dụng cây xanh và khoảng trống để phân tách các không gian chức năng. Có 3 khoảng trống lớn: Vườn trước, vườn sau trải dài cả ba tầng nhà, ngăn cách giữa đường và nhà; giếng trời trung tâm xuyên suốt 2 tầng trên, ngăn cách không gian riêng tư với khu sân vườn, thờ tự.

Những khu vườn nhỏ được sử dụng tương tự để ngăn cách nội thất và ngoại thất; nhà vệ sinh và phòng ngủ hoặc nhà bếp; các phòng ngủ và cầu thang. Giải pháp này tạo sự chuyển đổi không gian uyển chuyển trong khi đảm bảo tất cả các không gian chức năng đều có thể tận dụng được ánh sáng tự nhiên, tiếp xúc với thiên nhiên.

Vật liệu sử dụng cho nhà ống Sài Gòn là kết hợp giữa yếu tố truyền thống và đương đại, gợi nhớ không gian làng quê Việt Nam với tre, gỗ kết hợp kính, sắt.

Tre là nguyên liệu tự nhiên rất dồi dào tại địa phương, vừa thân thiện với môi trường, vừa mang lại hiệu quả kinh tế.

Những bức bình phong tre chạy dọc theo chiều dài của mái che gợi nhớ kiến trúc truyền thống ở nông thôn Việt Nam, bảo vệ nhà ống khỏi ánh nắng Tây gay gắt.

Hệ thống nan tre cũng giúp thông gió tự nhiên hiệu quả. Tấm mành tre cuộn lại để che nắng cho sân thượng. Vách ngăn bằng sắt CNC hình cắt lá, một phiên bản cách điệu của tấm bình phong truyền thống, đảm nhiệm chức năng như một thiết bị đối lưu ánh sáng và không khí.

Sắt CNC còn được sử dụng làm lam che nắng ban công, cửa cổng ra vào, chúng tạo cảm giác ngôi nhà như một tổng thể mở, kết nối trực tiếp với không gian bên ngoài.

Kiến trúc sư không sử dụng tường ngăn phòng giúp không gian bên trong nhà ống trở nên rộng rãi, thoáng đãng hơn so với diện tích thực tế.

Trần tre ở giếng trời sân sau, ngay cầu thang, được tạo nên từ những thanh tre thẳng đứng, cho phép kết nối trực quan với mái che, đồng thời có vai trò như một tấm che nắng.

Trần tre cũng cho phép ánh sáng đi qua, tạo bóng nắng thú vị và âm thanh vui tai như chuông gió treo trong sân vườn nhà ống.

Các tấm sắt mỏng được sử dụng cho các cấu kiện kiến trúc thường xây bằng bê tông như cầu thang, chậu cây, ban công, lam che nắng nhằm giảm trọng lượng kết cấu.

Sắt tấm mỏng được thiết kế để trông giống như treo tự do trên không trung. Vật liệu này cũng được sử dụng làm nền cho khu vực thờ cúng - không gian quan trọng nhất trong nhà ống, mở rộng xuống tầng dưới và trở thành không gian thiền định.

Những giải pháp thiết kế khác biệt này khiến toàn bộ ngôi nhà có cảm giác nhẹ nhàng, như đang bay lơ lửng trong không gian xanh rộng lớn, ngập tràn ánh sáng.

Vào lúc hoàng hôn, khi mặt trời lặn, ánh sáng từ trong nhà chiếu qua những khe hở giữa những "lũy tre" và khe cắt trên tấm sắt CNC tạo cảm giác ngôi nhà như một chiếc đèn lồng rực rỡ tỏa sáng.

Phòng tắm - vệ sinh phong cách mở ngập tràn nắng gió tự nhiên.

Với thiết kế mở, nhà ống nhỏ hẹp không còn tù túng, bí bức.

Lam tre che chắn nắng mưa cho khu vườn xanh mát quanh năm.

Giếng trời, sân vườn là cách để các phòng trong nhà ống tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên.

Mô hình mặt cắt đứng nhà ống Sài Gòn

Mặt cắt nhà ống

Mặt bằng bố trí nội thất tầng trệt

Mặt bằng tầng lửng


Mặt bằng lầu 2

Mặt bằng mái

Phối cảnh mặt tiền nhà ống

Xem thêm bài về thiết kế nhà phố

Theo vnexpress

Monday, December 14, 2020

Nhà ống shophouse rộng 'mênh mông' sau cải tạo

HÀ NỘI - Ngôi nhà kích thước 5m x 17m ở Cầu Giấy ban đầu là một shophouse với hình ống dài và hẹp, thiết kế giống hệt các căn xung quanh.

Theo yêu cầu của gia đình chủ nhà (gồm bố mẹ và hai con gái), căn nhà được cải tạo để vừa cho thuê vừa làm chỗ ở, đảm bảo riêng tư, tiện nghi nhưng vẫn kết nối con người với con người và con người với thiên nhiên.

Không gian nhà sau cải tạo. Từ tầng hai trở lên là nơi sinh hoạt của gia đình còn tầng dưới dùng làm văn phòng. Ảnh: Triệu Chiến.

Trải qua hai năm cải tạo, không gian bên trong nhà thay đổi hoàn toàn. Trần tầng trệt và tầng năm khá cao, xấp xỉ 5 mét nên các kiến trúc sư làm thêm gác xép ở hai tầng này. Nhờ đó, căn nhà trở nên rộng rãi, thoáng đãng hơn hẳn và có nhiều không gian chung, giúp các thành viên dễ dàng tương tác với nhau.

Tầng trệt và tầng lửng dùng làm văn phòng cho thuê. Tầng hai là phòng khách liên thông với bếp, phòng ăn. Phòng ngủ của các thành viên gia đình nằm trên tầng ba, tầng bốn. Ở tầng năm và năm rưỡi, phòng học/làm việc có thang dẫn lên phòng thờ còn phòng chơi trẻ em kết nối với vườn cùng sàn gỗ. Tầng thượng được bố trí một phòng sinh hoạt chung nằm giữa hai khu vườn.

Để hoạt động của khối văn phòng không ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình, cầu thang từ tầng hai trở lên nằm lệch vị trí cầu thang các tầng dưới. Nhóm thiết kế cũng bổ sung một cầu thang giữa tầng trệt và tầng lửng. 

Việc bổ sung gác xép giúp căn nhà có thêm không gian chung. Ở tầng năm và năm rưỡi, phòng học/làm việc kết nối với phòng thờ. Ảnh: Triệu Chiến.

Nhằm mục đích đưa thiên nhiên vào nhà, các kiến trúc sư cắt một phần diện tích nhà làm giếng trời, hạn chế xây tường ngăn và bố trí các mảnh vườn trải từ tầng hai đến tầng thượng. Màu nâu của nội thất và màu xanh của cây cối trên nền trắng chủ đạo của căn nhà tạo nên không gian ấm áp, thư thái cho gia chủ giữa phố xá ồn ào. Sự đa dạng trong không gian và ô cửa độc đáo mở ra không gian xanh cũng là điều chủ nhà thích nhất về tổ ấm của mình.

Một điều đặc biệt khác của căn nhà là gia chủ làm trong lĩnh vực công nghệ nên sử dụng các hệ thống thông minh. Tất cả hoạt động trong nhà như tưới cây, đóng mở cửa và rèm, bật tắt bình nước nóng đều có thể điều khiển từ xa bằng điện thoại. Đọc thêm bài về mẫu nhà xinh

Những ô cửa với tạo hình độc đáo được đặt ở các vị trí có thể nhìn ra cây xanh khiến gia chủ thích thú. Ảnh: Triệu Chiến.

Căn nhà ban đầu được thiết kế theo mẫu sẵn có, giống hệt các công trình xung quanh. Sau cải tạo, mặt tiền vẫn được giữ nguyên, chỉ nhấn nhá thêm ở phần mái che.

Không gian bên trong nhà hạn chế sử dụng vách ngăn để tăng sự kết nối giữa các thành viên.

Tầng hai dành cho phòng khách, bếp và phòng ăn.

Bếp và phòng ăn mở ra khu vườn ở ban công.

Vị trí cầu thang được thay đổi để đảm bảo riêng tư cho gia chủ.

Khoảng thông tầng giúp căn nhà thoáng đãng. Những ô cửa mở ra không gian xanh đưa thiên nhiên vào nhà và khiến gia chủ thích thú.

Tận dụng lợi thế trần cao, các kiến trúc sư bố trí thêm gác xép ở tầng trệt và tầng năm.

Khu vui chơi dành cho hai đứa trẻ được thiết kế như một ngôi nhà nhỏ.

Phòng ngủ đơn giản, ít đồ đạc.

Nội thất của căn nhà chỉ sử dụng màu trắng và nâu.

Những mảnh vườn trải từ tầng hai lên tầng thượng góp phần tạo nên không gian thư thái cho gia chủ giữa phố xá ồn ào.


Theo vnexpress

Wednesday, December 9, 2020

Tổ ấm từ nhà kho cũ của gia đình Phan Thiết

Quyết định cải tạo nhà kho cũ trên khu đất 5x19 m, cặp vợ chồng hai con muốn có nơi ở phù hợp với khí hậu nóng ẩm quanh năm.

Từ mong muốn đó, ngôi nhà hai tầng được thiết kế với mục tiêu tối ưu không gian sống và dung hòa với các yếu tố tự nhiên.

Căn nhà trước và sau khi cải tạo. Ảnh: Minq Bui.

Mặt tiền được làm bằng gạch nung, vừa cho không khí lưu thông vừa tạo điểm nhấn cho công trình. Những bức tường phun giả đá sơn trắng giúp nhà bớt hấp thụ nhiệt.

Gia chủ là người không thích điều hòa. Để giữ nhiều không khí mát nhất có thể, trần tầng trệt được nâng lên cao 4 mét. Giếng trời giữa nhà kết nối không gian, đưa gió vào giảm nhiệt cho nhà thông qua các khe thoát nhiệt đồng thời cung cấp ánh sáng tự nhiên lúc ban ngày, nhờ đó tiết kiệm được năng lượng.

Không gian sinh hoạt chung nằm dưới giếng trời là nơi gia chủ yêu thích nhất. Ảnh: Minq Bui.

Về chức năng, ngôi nhà đặc biệt được chia thành không gian mở, nơi các thành viên gia đình tương tác với nhau và không gian đóng, nơi phục vụ sinh hoạt cá nhân, mang tính riêng tư.

Tầng trệt dành hoàn toàn cho không gian mở. Chỗ làm việc của gia chủ nằm ngay trước nhà để tiện tiếp khách và quan sát các hoạt động trong nhà. Dưới cầu thang có một góc thư viện nhỏ để trẻ con trong nhà chơi đùa, đọc sách hoặc ngủ trưa.

Không gian sinh hoạt chung nằm dưới giếng trời, được làm âm sàn, xung quanh có các bậc thềm bằng đá mài và đóng nhiều vai trò khác nhau. Ngày thường, đây là chỗ ăn. Đến dịp lễ Tết, nó trở thành nơi đại gia đình sum vầy, ngồi bệt trên sàn đá mài, tạo nên cảm giác hoài niệm và gần gũi. Không gian sinh hoạt chung cũng là khu vực gia chủ ưng ý nhất.

Tầng hai được thiết kế với thủ pháp trong - tối và ngoài - sáng. Phòng ngủ master lùi vào một khoảng so với mặt tiền và giếng trời còn phòng ngủ trẻ con mở ra giếng trời bằng cửa sổ. Nhờ đó, các thành viên cảm thấy dễ chịu khi bước vào không gian riêng tư. Ngoài phòng ngủ, ánh sáng ban ngày và hiệu ứng bóng đổ ở khu vực hành lang đem tới năng lượng tích cực và các cảm xúc khác nhau cho người ở.

Điểm đặc biệt ở tầng hai là phòng ngủ master được nâng độ cao để tầng trệt thông thoáng hơn và đa dạng hóa trải nghiệm của gia chủ. Hai bên phòng ngủ này bố trí cửa lùa gắn rèm, cho phép người dùng chủ động lấy nắng, gió.

Trong nhà tắm, gạch men xám kết hợp với gạch mosaic xanh nhằm giảm bớt cái nắng nóng của địa phương.

Phòng ngủ master được nâng độ cao, nằm lùi một khoảng so với giếng trời. Ảnh: Minq Bui.

Ngôi nhà nổi bật với mặt tiền gạch nung.

Những bức tường phun giả đá sơn trắng giúp nhà bớt hấp thụ nhiệt.

Không gian bên trong được thiết kế với tông màu trắng, xám và nâu gỗ.

Chỗ làm việc nằm ngay trước nhà.

Bên dưới cầu thang là góc thư viện của trẻ con.

Bếp nằm cuối nhà. Phần tường ốp gạch mosaic xanh tạo cảm giác mát mẻ.

Các phòng ngủ nằm trên tầng hai. Hai bên phòng ngủ master có hệ cửa lùa gắn rèm.

Lớp tường gạch lưu thông không khí và tạo hiệu ứng bóng đổ.

Phòng ngủ trẻ con có cửa sổ mở ra giếng trời, vừa thông thoáng vừa riêng tư.

Giữa hai phòng ngủ có một khoảng hành lang kết nối.

Khoảng giếng trời giữa nhà giúp không gian tầng hai dễ dàng kết nối với tầng trệt.

Trong nhà tắm, gạch men xám kết hợp với gạch mosaic xanh nhằm giảm bớt cái nắng nóng của địa phương.

Đọc thêm bài về nội thất nhà xinh

Theo vnexpress

Tuesday, December 8, 2020

Nhà 20 năm tuổi 'lột xác' dù giữ nguyên nội thất

TP HCM - Ngôi nhà trên mảnh đất 4,5 x 12 m ở quận Bình Thạnh được xây dựng từ 20 năm trước, để lâu không ở nên xuống cấp và ẩm, mốc.

Công trình ba tầng lộn xộn với nhiều chi tiết kiến trúc không đồng nhất, xung quanh cũng là những nhà cũ kỹ và bừa bộn.

Căn nhà trước và sau cải tạo. Ảnh: Goku.

Vợ chồng chủ nhà muốn căn nhà hiện đại hơn, chống thấm và ít tác động vào phần thô. Giải pháp của kiến trúc sư là chỉnh sửa mặt tiền, điều chỉnh hướng nhà vệ sinh tầng trệt để nhà thông thoáng và rộng hơn. Tông màu chủ đạo là trắng, xám, đen tạo sự tương phản. xem thêm bài về biệt thự hiện đại https://cafef.vn/nhung-mau-thiet-ke-biet-thu-hien-dai-dep-2021-2020112317342119.chn

Tường, trần, sàn trắng tạo sự tương phản với nội thất màu xám, đen. Ảnh: Goku.

Nhận thấy nội thất trong nhà, đặc biệt là các món đồ gỗ còn tốt và phù hợp với không gian sau cải tạo, kiến trúc sư gợi ý chủ nhà giữ lại thay vì sắm mới. Đồ gỗ và cầu thang được cạo bỏ lớp sơn cũ, sau đó sơn lớp mới màu xám cho phù hợp với tổng thể chung.

Công đoạn chỉnh trang nội thất cũ đòi hỏi nhiều công sức và kéo dài một tháng. Ngoài mục đích tránh lãng phí, đây là cách lưu giữ kỷ niệm bởi căn nhà do chính bố của gia chủ mua và xây nên.

Sau cải tạo, căn nhà mang diện mạo mới, sáng sủa và tươi sáng hơn nhưng vẫn gần gũi, thân quen. Chi phí bao gồm cả nội thất vào khoảng một tỷ đồng.

Nội thất gỗ và cầu thang cũ được sơn lớp "áo" mới để phù hợp với không gian nhà sau cải tạo. Ảnh: Goku.

Không gian trong nhà trước cải tạo.

Căn nhà được cải tạo với đường nét đơn giản.

Cây xanh được trồng ở hai bên sân, tạo cảm giác gọn gàng và dành chỗ để xe cộ.

Nội thất được thiết kế theo tông màu trắng, xám, đen.

Ở tầng trệt, toilet được xoay hướng giúp không gian rộng rãi hơn.

Các phòng ngủ nằm trên tầng hai và tầng ba, được tinh giản đồ đạc.

Đồ gỗ trong nhà và cầu thang đã 20 năm tuổi nhưng còn tốt nên được giữ lại, chỉ sơn lớp mới cho phù hợp với tổng thể ngôi nhà.

Toilet cũng sử dụng tông màu trắng, xám.

Ở sân thượng, gia chủ có thể vừa uống cafe vừa ngắm thành phố.

Giếng trời đưa ánh sáng xuống dưới nhà.

Căn nhà khi lên đèn.


Theo vnexpress