Friday, January 31, 2020

Ngôi nhà bên ngoài cổ kính, bên trong hiện đại từng là nơi ở của công nương Meghan Markle

Ít ai biết rằng, trước khi chuyển đến Cung điện Kensington và Cottage Frogmore, sau đó tuyên bố theo đuổi độc lập tài chính, Meghan Markle đã từng sống như một công nương thực thụ.

Nữ công tước xứ Sussex từng sống trong một ngôi nhà ở Los Angeles rộng 210m2 cùng chồng cũ Trevor Engelson khi cô không còn quay phim “Suits” vào đầu những năm 2010.

Hiện tại, khối bất động sản một lần nữa được rao bán với giá 1,75 triệu USD, giảm nhẹ so với giá 1,8 triệu USD trước đó.

Nhà nằm trong khu phố lịch sử Hancock Park của Los Angeles, phần ngoại thất mang phong cách thuộc địa nhưng nội thất hiện đại, đã được tân trang lại. Nội thất màu trắng cùng rất nhiều cửa sổ giúp ngôi nhà luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên.

Trước khi trở thành nữ công tước, Meghan Markle đã phát triển sự nghiệp diễn xuất ở cả Los Angeles và Toronto.

Cô cùng chồng cũ từng thuê một ngôi nhà ở Los Angeles từ năm 2011 tới năm 2013, hiện tại ngôi nhà đang được rao bán trên thị trường. Ngôi nhà phong cách thuộc địa được chào bán với giá 1,75 triệu USD, giảm nhẹ so với mức giá được đưa ra hồi tháng 8 năm 2019.

Nhà rộng 210m2 có bốn phòng ngủ, ba phòng tắm, bao quanh bởi hàng cọ xanh mát.

Ngay sau lối vào nhà là khu vực tiếp khách

Thiết kế mở biến phòng khách thành một không gian đa năng, có thể sử dụng làm phòng ăn.

Ngay bên ngoài phòng ăn là hiên nhà.

Từ đây nhìn thẳng ra khoảng sân sau rộng rãi.

Bên trong không chỉ có một mà tới hai khu vực giải trí, thư giãn.

Khung cửa sổ lớn mang ánh sáng tự nhiên cho hai khu vực này.

Lối vào bếp đủ rộng rãi để bố trí thêm góc ăn uống.

Đây là nơi nữ công tước xứ Sussex chuẩn bị những đồ ăn thức uống ngon miệng và bổ dưỡng cho gia đình.

Có tất cả bốn phòng ngủ ở tầng trên. Trong ảnh là phòng ngủ master.

Phòng tắm với bồn rửa đôi sang trọng.

Mỗi phòng có ít nhất hai cửa sổ khiến không gian tầng hai thoáng sáng không kém tầng một.

Phòng ngủ thứ ba rất rộng rãi, được ngăn riêng một khu để tiếp khách.

Các phòng ngủ đều có phòng tắm riêng bên trong.

Gam màu sáng nhạt cùng họa tiết hình học khiến ngôi nhà không bao giờ lỗi thời…

…bất chấp vẻ ngoài có phần cổ kính.

Đọc thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-mau-biet-thu-3-tang-dep-khong-tuong.html

Theo thanhnienviet

Thursday, January 30, 2020

Những ngôi nhà 100 triệu USD trên khắp thế giới

Với việc thế giới ngày càng có thêm nhiều tỷ phú USD, các ngôi nhà trị giá trên dưới 100 triệu USD cũng xuất hiện nhiều hơn.

Căn hộ 5 tầng ở tòa nhà số 172 đại lộ Madison, trung tâm thành phố New York, Mỹ đang được rao bán với giá 98 triệu USD. Nó có tên là Le Penthouse, có tổng diện tích khoảng 1.800 m2 với 11 phòng ngủ, 14 phòng tắm với các tiện nghi như khu vực spa và phòng tập thể dục. Ảnh: Christie.

Căn biệt thự có tên là Case House 5 này từng được niêm yết trên thị trường với giá 100 triệu USD. Bất động sản nằm ở thành phố Malibu (California, Mỹ), có diện tích hơn 1.100 m2 với 6 phòng ngủ, 8 phòng tắm, cùng tầm nhìn ra cảnh sắc đại dương bao la. Ảnh: Realtor.

Căn nhà phố ở trung tâm thủ đô London, Anh quốc này nằm đối diện Điện Buckingham, được rao bán với giá 99 triệu USD, và tiền thuê nhà ở mức 61.000 USD/tuần. Biệt thự 7 tầng này được xây dựng vào giữa thế kỷ 19, rộng gần 1.500 m2 với 6 phòng ngủ, 6 phòng tắm. Ảnh: Sotheby.

Căn biệt thự ở khu Holmby Hills, thành phố Los Angeles (California, Mỹ) từng được rao bán với giá 150 triệu USD. Bất động sản có diện tích gần 2.800 m2 nằm trong một khuôn viên rộng hơn 8.000 m2 với 10 phòng ngủ, 20 phòng tắm, và một số khu vực dành cho khách khứa đến chơi và ở lại. Ảnh: Zillow.

Căn biệt thự ở khu Alpes-Maritimes vùng đông nam nước Pháp này đang được rao bán với giá 107 triệu USD. Ngôi nhà được xây vào năm 1900, mang phong cách kiến trúc châu Âu cổ điển, có diện tích gần 1.400 m2 với 8 phòng ngủ. Khuôn viên sân vườn được bài trí theo chủ đề nhiệt đới đầy đặc sắc. Ảnh: Christie.

Biệt thự ở thành phố Dallas, bang Texas, Mỹ này từng được rao bán với giá 100 triệu USD nhưng không ai mua. Ngôi nhà được xây vào năm 1938 với vật liệu chính là đá vôi, nằm trên một khuôn viên rộng lớn. Căn biệt thự có 10 phòng ngủ, 12 phòng tắm, được trải qua một cuộc cải tạo vào đầu những năm 2000. Ảnh: Har.

Khi lần đầu được niêm yết trên thị trường vào năm 2017, căn biệt thự mang tên Opus này có giá 100 triệu USD. Tuy nhiên đến đầu năm 2020, con số đó chỉ còn 60 triệu USD. Ngôi nhà tọa lạc ở khu Beverly Hills hào nhoáng, thành phố Los Angeles, rộng hơn 1.950 m2 với 7 phòng ngủ và 11 phòng tắm. Ảnh: Zillow.

Căn biệt thự mang phong cách Địa Trung Hải này được xây vào năm 2006, có diện tích khoảng 836 m2 với 8 phòng ngủ và 8 phòng tắm. Ngôi nhà tọa lạc tại khu phố Beverly Hills, Los Angeles, và hiện được niêm yết trên thị trường với giá 98 triệu USD. Ảnh: Compass.

Đọc thêm bài về biệt thự 3 tầng nhà xinh

Theo MSN

Monday, January 13, 2020

Vật liệu lợp mái nhà nào phù hợp với vùng khí hậu nóng?

Mái nhà là kiến trúc quan trọng trong tổng thể công trình. Nắm rõ đặc tính của từng vật liệu lợp mái cụ thể sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được loại vật liệu phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.

Vật liệu làm mái ngày càng đa dạng về kiểu dáng và màu sắc. Tuy nhiên, khi lựa chọn vật liệu lợp mái cho ngôi nhà, ngoài kiểu dáng và màu sắc thì còn có rất nhiều yếu tố khác cần cần nhắc như độ bền, giá thành, đặc tính cách nhiệt của vật liệu cho tới vị trí địa lý và điều kiện khí hậu. Cụ thể, kết cấu mái dốc đứng phù hợp với những khu vực có tuyết rơi trong khi một số vật liệu lợp mái phổ thông lại giúp giảm sức nóng cho những ngôi nhà ở vùng khí hậu nhiệt đới. Bên cạnh đó, ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao sẽ làm hư hại mái nhà, gây ra các vết nứt và tình trạng xuống cấp theo thời gian. Từ đó cho phép không khí nóng bên ngoài dễ dàng thâm nhập vào nhà, làm tăng chi phí sử dụng điện để làm mát nhà. Nếu đang phân vân lựa chọn giữa các vật liệu làm mái thì bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

Ngói đất nung

TP.HCM nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với độ ẩm tương đối cao (bình quân/năm khoảng 79,5%) nên lựa chọn vật liệu lợp mái nào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Ngôi nhà do K59atelier thiết kế gây ấn tượng với cấu trúc mái ngói đỏ tươi – vật liệu truyền thống ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác trong khu vực. 

Ngói đất nung (ngói đỏ) trở nên phổ biến ở những vùng khí hậu nhiệt đới vì nhiều lý do khác nhau. Trước hết, thiết kế lượn sóng của ngói cho phép không khí bên dưới dễ dàng lưu thông, từ đó làm mát nhà. Ngoài ra, không thể phủ nhận độ bền của vật liệu làm mái này tại những khu vực khí hậu nhiệt đới, đây là tiêu chí rất quan trọng bởi ngói đỏ được làm từ đất sét và được nung ở nhiệt độ rất cao giúp ngói cứng, không bị thấm nước và chịu được trời mưa.

Tuy nhiên, cũng như các vật liệu làm mái khác, ngói đất nung vẫn tồn tại một vài nhược điểm. Trước hết đó là chi phí tương đối đắt đỏ do nguồn nguyên liệu đầu vào là đất sét ngày càng khan hiếm. Hơn nữa, ngói đất nung tương đối nặng nên đòi hỏi khung kèo đảm bảo chất lượng và không phù hợp với những cấu trúc mái có độ dốc thấp.

Ngói xi măng

Ngói đất nung sở hữu ưu điểm vượt trội nhưng giá thành quá cao khiến bạn e dè thì mái xi măng có thể coi là lựa chọn thay thế phù hợp hơn. Ngói xi măng có thể được đúc thành dạng tấm phẳng hoặc dạng hình chữ S giống như ngói đất nung. So với ngói truyền thống, ngói xi măng có ưu điểm là chống gió tốt hơn và ít thấm nước.

Đặc biệt, ngói xi măng còn phù hợp với những vùng khí hậu lạnh nhờ khả năng chống chịu được sương giá. Về thẩm mỹ, ngói bê tông có nhiều màu sắc để phù hợp với màu sơn ngoại thất của ngôi nhà và đáp ứng gu thẩm mỹ đa dạng của mỗi người. Dù có trọng lượng tương đối nặng nhưng ngói xi măng được bù đắp bằng khả năng cách nhiệt tuyệt vời bởi chất liệu này phải mất một thời gian khá lâu để hấp thụ nhiệt, điều đó giúp ngôi nhà mát mẻ hơn.

Ngôi nhà ở Thụy Điển được thiết kế bởi Tham & Videgård Arkitekter với phần mái nhà được lợp ngói xi măng vững chắc.

Mái “xanh”

Từng bị coi là kỳ dị, mái “xanh” hay mái nhà thực vật đang trở nên thịnh hành khi con người ngày càng quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường. Ở đây, từ “xanh” không đề cập đến màu sắc đơn thuần mà liên quan đến xu hướng phát triển của môi trường. Rõ ràng, mái “xanh” mang đến rất nhiều lợi ích cho chủ nhà cũng như môi trường xung quanh. Những thảm thực vật xanh được trồng trên lớp màng chống thấm, ngoài ra cũng có thể bao gồm các lớp bổ sung khác hệ thống tưới tiêu, lớp ngăn rễ xâm thực. Lớp thực vật trên mái làm giảm lượng nhiệt hấp thụ vào trong nhà, từ đó giúp tiết kiệm năng lượng cho làm mát hay sưởi ấm. Ở các khu vực thành thị, mái “xanh” có nhiệm vụ cải thiện chất lượng không khí nói chung. Chưa kể, mái "xanh" còn là vật liệu cách âm tuyệt vời.

Ngôi nhà cạnh bờ sông Colorado do kiến các trúc sư tài ba của Bercy Chen Studio thiết kế là một công trình điển hình với mái nhà phủ đầy cỏ xanh cùng đường hào sâu hơn 2m nhằm làm giảm dòng chảy, giúp ngôi nhà mát hơn vào mùa hè và ấm áp hơn khi đông đến. 

Kim loại

Mái kim loại có thể không là lựa chọn lý tưởng cho những khu vực nhiệt đới nhưng loại vật liệu này lại phổ biến ở một số vùng nhất định. Sau giai đoạn bị “thất sủng” vào những năm 1980 và 1990, mái kim loại đã hồi sinh mạnh mẽ nhờ thiết kế bắt mắt và độ bền tuyệt vời. Trên thực tế, ở vùng khí hậu nóng, mái kim loại tạo thành vùng không khí đệm giữa trần và mái, giúp ngăn cản nhiệt thâm nhập vào nhà tương đương như ngói đất nung. Lớp đệm không khí này có thể làm giảm tới 20% lượng điện tiêu thụ cho mục đích làm mát nhà. Tấm lợp kim loại còn được coi là một loại vật liệu xanh bền vững do phần lớn được sản xuất từ vật liệu tái chế. Giá thành tính trên mỗi mét vuông mái kim loại không quá chênh lệch so với mái tôn nhưng lại bền bỉ và ít cần bảo trì hơn.

Mái kim loại có độ bền tuyệt vời nhưng ít cần bảo trì.

Tấm lợp

Tấm lợp là vật liệu lợp mái rất phổ biến với nhiều chất liệu khác nhau, có thể kể đến như tấm lợp asphalt. Dù độ bền không cao nhưng đây vẫn loại vật liệu lợp mái phổ biến vì có chi phí rẻ và lắp đặt tương đối đơn giản. Tấm lợp asphalt được làm từ nhựa đường cùng vật liệu gia cố như than đá và còn có tên gọi khác là tấm lợp bitum. Một số vật liệu lợp phổ biến khác như tấm lợp bằng đá phiến, gỗ, đá flagstone, nhựa hoặc vật liệu composite. Tuy nhiên, tấm lợp gỗ ít được ưa chuộng ở những vùng khí hậu nóng vì lớp dầu tự nhiên trên bề mặt gỗ dễ tan chảy dưới ánh mặt trời và bị nước mưa cuốn trôi hết, gây nên tình trạng xói mòn, thối rữa và thấm nước.

Ngôi nhà được thiết kế bởi Studio 512 tại Austin Texas sử dụng tấm lợp gỗ cho mái nhà và tường.

Mái tre

Tre là vật liệu phổ biến trong xây dựng và còn được sử dụng để sản xuất ngói lợp hiện đại. Ngoài ra, tre cũng là vật liệu quan trọng cho kiến trúc mái trong những ngôi nhà mang phong cách nhiệt đới.

Được thiết kế bởi VTN Architects, khu nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng sở hữu mái dốc điển hình được nâng đỡ bởi cấu trúc tre.

Phong cách và những rung cảm mà tre mang lại đặc biệt phù hợp với vùng khí hậu nhiệt đới và bầu không khí thoải mái cần có tại khu nghỉ dưỡng. So với gỗ, tre có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn nên sử dụng tre trong xây dựng chắc chắn sẽ rẻ và thân thiện hơn với môi trường. Đặc tính nhẹ, mỏng, chống nước tốt khiến tre trở thành lựa chọn tuyệt vời để làm mái nhà.

Rơm, rạ

Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh mái rơm trong những ngôi nhà mang phong cách nhiệt đới.

Punta Caliza – công trình kiến trúc truyền thống của người Mayan với phần mái rơm ấn tượng.

Rơm rạ là vật liệu cách nhiệt tự nhiên, giúp chống nóng vào mùa hè và chống lại cái lạnh khắc nghiệt vào mùa đông. Nếu được lợp và bảo trì đúng cách, mái rơm có thể tồn tại lên tới 20 năm.

Đọc thêm ghế sofa

Theo Tuổi trẻ

Thursday, January 2, 2020

Tường kính hai lớp - giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà cao tầng


Đặc tính cách nhiệt, cách âm, không ngăn cản ánh sáng tự nhiên hay hạn chế tầm nhìn khiến tường kính hai lớp ngày càng được nhiều kiến trúc sư ứng dụng cho công trình mà họ đảm nhiệm.

Đúng như tên gọi, hệ thống tường kính hai lớp gồm hai lớp kính cường lực đặt song song nhau tạo nên khoang trung gian (vùng đệm) ở giữa có tác dụng ngăn cản tiếng ồn và hấp thụ nhiệt. Vùng đệm này có thể rộng từ 20cm cho tới vài mét, hoạt động như một lớp ngăn cách nắng nóng, gió và tiếng ồn bên ngoài, từ đó điều hòa nhiệt độ bên trong công trình. Một trong những ví dụ kinh điển nhất về ứng dụng tường bao hai lớp là tòa nhà 30 St Mary Axe (hay "The Gherkin" - quả dưa chuột) của kiến trúc sư đại tài Norman Foster cùng các cộng sự.

Tòa nhà 41 tầng hình quả dưa chuột sử dụng ít năng lượng hơn các công trình tương tự nhờ tường kính 2 lớp.

Luồng không khí đi qua khoang trung gian một cách tự nhiên hoặc được điều khiển bằng cơ học; trong khi đó, hai lớp tường kính có thể được tích hợp thêm các thiết bị chống nắng.

Dù ý tưởng về tường kính hai lớp không phải là quá mới mẻ nhưng ngày càng có nhiều các kiến trúc sư, kỹ sư ứng dụng tường kính hai lớp cho những công trình mà họ đảm nhiệm. Đặc biệt trong thiết kế nhà chọc trời, tường kính hai lớp càng được ưa chuộng bởi đặc tính trong suốt, khả năng cách nhiệt, cách âm tuyệt vời, từ đó làm giảm chi phí điện cho điều hòa không khí và loại bỏ nhu cầu về công nghệ dành riêng cho cửa sổ.

Đặc tính trong suốt của tường kính cho phép con người cảm nhận rõ nét quang cảnh xung quanh.

Thêm vào đó, cấu trúc tường kính hai lớp còn rất linh hoạt, dễ dàng thích ứng với mọi điều kiện thời tiết dù lạnh giá hay nắng nóng. Chính sự linh hoạt này khiến tường kính hai lớp trở nên hấp dẫn các kiến trúc sư. Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của tường kính hai lớp:

Lợi ích:

Giảm nhu cầu sử dụng năng lượng để làm mát và sưởi ấm;
Không che chắn tầm nhìn và ánh sáng tự nhiên;
Tăng cường cách nhiệt, cách âm;
Cho phép thông gió tự nhiên diễn ra và làm mới không khí, tạo ra một môi trường sống lành mạnh hơn.

Nhược điểm:

Chi phí xây dựng ban đầu cao hơn nhiều so với phương thức truyền thống;
Tốn nhiều không gian hơn;
Yêu cầu bảo trì thường xuyên;
Có thể hoạt động không đúng thiết kế khi bối cảnh xung quanh thay đổi đáng kể.

Bằng cách thay đổi các chi tiết nho nhỏ, chẳng hạn như đóng, mở các lỗ thông gió ở hai đầu tường kính hoặc kích hoạt thiết bị luân chuyển không khí, cơ chế hoạt động của tường kính hai lớp sẽ thay đổi theo.

Ở những vùng khí hậu lạnh, các lỗ thông gió sẽ được đóng kín. Lúc này, vùng đệm không khí ở giữa hoạt động như một hàng rào ngăn cản quá trình thất thoát nhiệt ra bên ngoài. Lượng nhiệt mặt trời chứa trong khoang trung gian có thể sưởi ấm vùng không khí lân cận, từ đó làm giảm nhu cầu sử dụng điện cho hệ thống sưởi ấm trong nhà.

Cơ chế hoạt động của tường kính hai lớp tại vùng khí hậu lạnh.

Tại vùng khí hậu nóng, các lỗ thông gió ở hai đầu sẽ được mở ra. Khi đó, khoang trung gian được thông hơi với bên ngoài tòa nhà nhằm giảm thiểu hấp thụ nhiệt mặt trời và giảm tải làm mát. Lượng nhiệt dư thừa sẽ thoát ra ngoài dựa theo hiệu ứng ống khói, trong phương pháp này khí lạnh sẽ gây áp lực với khí nóng, buộc nó phải di chuyển lên trên. Khi khí nóng bay lên sẽ tạo ra áp lực kéo khí tươi (không khí lạnh mới) ở bên ngoài vào thế chỗ cho khí nóng vừa bay lên, từ đó làm mát vùng không khí xung quanh.

Ở vùng khí hậu nóng, khoang trung gian thông hơi với bên ngoài.

Thậm chí, lớp tường kính bên trong cũng được để mở nhằm thúc đẩy hiệu ứng ống khói diễn ra.

Như vậy, cơ chế hoạt động của tường kính hai lớp phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện bên ngoài (bức xạ mặt trời, nhiệt độ bên ngoài…), ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoải mái và chất lượng không khí bên trong. Do đó, tùy từng trường hợp mà tường kính hai lớp sẽ được tinh chỉnh linh hoạt cho phù hợp. Điều này đòi hỏi kiến trúc sư phải có kiến thức vững chắc về hướng di chuyển của mặt trời, hoàn cảnh, bức xạ địa phương, điều kiện nhiệt độ, mật độ xây dựng và nhiều yếu tố liên quan khác. 

Đọc thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/tong-hop-mau-nha-pho-co-dien-dep.html

Theo Tuổi trẻ