Căn hộ 320 m2 nằm trên tầng cao nhất một tòa nhà ven đô lấy cảm hứng từ không gian vùng nông thôn, miền núi và phong cách Đông Dương.
Tham khảo thêm về nha xinh center
Theo vnexpress
Chị Nguyễn Thị Huệ (55 tuổi, Hà Nội) tự nhận mình là người mua "đồng nát" bởi đi bất cứ đâu, thấy thứ gì lạ, bắt mắt chị lại mang về. Từ giày thêu thổ cẩm vứt đi, chiếc gùi cũ của dân tộc thiểu số, lọ nước xịt kính, cành đào, cây quất khô đến chiếc áo dài cũ đều được chị biến tấu thành những "tác phẩm nghệ thuật" để trang trí cho căn hộ của mình.
"Tôi yêu tất cả những gì mang đậm bản sắc văn hoá Việt và mang thông điệp về lối sống xanh. Căn hộ chính là nơi mình thể hiện tình yêu đó", chị cho biết. Đọc thêm bài về căn biệt thự đẹp
Làm việc trong ngành du lịch, chị có điều kiện đi nhiều nơi, tiếp xúc với nền văn hóa khác nhau nhưng vẫn thích nhất những vùng quê giàu bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số. Để giữ gìn, quảng bá những nét văn hóa độc đáo này, chị thiết kế căn hộ thành 4 không gian với phong cách riêng nhưng đều tôn vinh chất Việt trong từng góc nhỏ.
Căn penthouse ban đầu có tổng diện tích 250 m2 gồm cả sân vườn. Một năm trước, chị mua thêm căn hộ 71m2 ngay bên cạnh rồi cải tạo mở cửa thông 2 căn, mở rộng căn penthouse thành 5 phòng ngủ với tổng diện tích 320 m2. Tầng một gồm có bếp, sofa, phòng ăn, 4 phòng ngủ với 4 giường đôi, 3 WC. xem thêm về thiết kế biệt thự cổ điển
Những vật dụng trong nhà đều do một tay chị sắp xếp, trang trí bằng chính những đồ nhặt nhạnh trong các chuyến đi du lịch, những bộ đồ gốm Bát Tràng, vật liệu tự nhiên như mây tre, lụa hay đồ thủ công tái chế... Theo chị Huệ, mỗi đồ vật trong nhà đều ẩn chứa một câu chuyện thú vị, là nguồn cảm hứng bất tận cho chị trong thiết kế và trong hành trình sống xanh. Như chiếc bàn này được đặt làm thủ công bởi người dân tộc Thái ở Điện Biên.
Hay vườn chuối rừng cũng được chị Huệ đưa vào nhà, vừa gợi nhớ về những triền núi Tây Bắc, vừa mang thiên nhiên xanh vào căn hộ. Căn hộ này chị dành cho thuê homestay để các gia đình có thể trải nghiệm không gian sống độc đáo.
Bàn ăn được chủ căn hộ biến tấu từ những chiếc mẹt và gốm Bát Tràng với hoa văn lạ mắt.
Căn bếp nhỏ với hướng nhìn ra logia cũng được chủ nhân chăm chút bằng những vật liệu thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa đồ dùng nhựa. Bức tranh đồng quê ở logia cũng hô biến ống nước xấu xí thành cây cau duyên dáng.
Những đôi giày thổ cẩm cũ của trẻ em được đóng khung như bức tranh hay đồ trang sức của người dân tộc thiểu số tô điểm cho những bậc cầu thang lên tầng 2.
Nếu như tầng một như một bức tranh đồng quê Bắc Bộ và miền núi Tây Bắc thì tầng 2 lại được trang trí theo phong cách Đông Dương với một số đồ cổ và đồ cũ ở thời kỳ Pháp thuộc.
Bàn trà được chế từ những chiếc bát gốm đặt lên mẹt tre, kết hợp với một tấm kính.
Mọi góc nhỏ trong căn hộ đều chưa đựng tâm huyết của chủ nhà và phòng ngủ cũng không ngoại lệ. Tất cả chăn ga đều sử dụng đồ "made in Vietnam" làm thủ công, được khâu tay hoặc thêu tay kỳ công.
Bình xịt kính bằng nhựa trở thành lọ hoa vẽ hình phố cổ Hà Nội; hộp kẽm thô kệch hóa mình thành hộp đựng cafe...
Khoảng sân rộng 70m2 là không gian yêu thích của gia đình chị Huệ. Mảnh vườn quê được trang trí bằng gốm Bát Tràng với nhiều loại hoa, cây ăn quả, cây thuốc nam, các loại rau sạch... Nằm trên sân thượng nên khoảng sân đón nắng và gió tự nhiên. Cả gia đình có thể uống trà, ngắm bình minh, hoàng hôn hay cùng nhau thưởng thức những bữa ăn ngon.
Mảnh vườn này và căn penthouse nằm trong khu Rừng Cọ, khu đô thị Ecopark phía Đông Hà Nội. Sống ở ven đô, xa phố thị tấp nập, song chủ nhân căn nhà lúc nào cũng thấy tràn đầy năng lượng tại không gian sống này.
Trước khi chuyển về đây, gia đình chị Huệ từng sống cách hồ Hoàn Kiếm vài trăm mét. Tuy nhiên, thành phố "triệu cây xanh" đã hút hồn người yêu thiên nhiên như chị bởi cảnh quan đẹp, bầu không khí trong lành, cộng đồng dân cư văn minh.
"Tôi mê không gian xanh ở Ecopark nên quyết định chuyển về đây sống. Đây quả là một nơi đáng sống. Tôi nghĩ sẽ không có thêm một nơi nào đủ hấp dẫn tôi như Ecopark", chị chia sẻ.
Tham khảo thêm về nha xinh center
Theo vnexpress