Monday, April 8, 2019

TP.HCM muốn tăng thu tiền sử dụng đất lên hơn 35%?

Thu ngân sách từ đất của TP.HCM đang có xu hướng sụt giảm. Chính quyền thành phố đang muốn điều chỉnh hệ số sử dụng đất để làm cơ sở tính toán lại giá đất, từ đó tăng thu.
UBND TP.HCM có tờ trình gửi HĐND thành phố về việc ban hành quy định về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 trên địa bàn. Theo đó, UBND TP.HCM sẽ tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 lên 0,4 lần so với năm 2018. Nghĩa là chính quyền thành phố sẽ tính toán lại giá đất, từ đó làm căn cứ để tính tiền sử dụng đất trên khắp địa bàn.

Theo tính toán, liên Sở Tài chính - Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang đề xuất mức tăng hệ số điều chỉnh giá đất theo các khu vực từ nội thành đến ngoại thành là 19- 30%.

Căn cứ được đưa ra là giá thị trường chuyển nhượng nhà đất hiện nay cao hơn gấp 4-6 lần bảng giá đất của thành phố. Ngoài ra, hệ số điều chỉnh giá đất đối với đất ở để tính bồi thường trên địa bàn thành phố hiện nay tính bình quân là 4,75.

Thu ngân sách từ đất của TP.HCM đã giảm xuống 1 tỷ USD vào năm 2018. Ảnh: Lê Quân.

Theo tính toán, trong 2 năm gần đây, tình hình thu ngân sách từ đất trên địa bàn TP.HCM có xu thế bị sụt giảm. Năm 2017, thu ngân sách từ đất là 27.170 tỷ đồng (khoảng 1,2 tỷ USD), chiếm 11,75% tổng thu ngân sách. Trong đó, số thu tiền sử dụng đất dự án là 17.905 tỷ đồng, chiếm 66% tổng nguồn thu về đất.

Đến năm 2018, tổng thu ngân sách TP.HCM là 378.543 tỷ đồng, trong đó, thu ngân sách từ đất khoảng 22.600 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD), chiếm tỷ trọng 9,32% tổng thu ngân sách. Trong đó, số thu tiền sử dụng đất dự án là 13.868 tỷ đồng, chỉ còn chiếm 61,3% tổng thu về đất.

Như vậy, số thu từ đất đã lao dốc khoảng 4.570 tỷ đồng chỉ sau một năm, và đến năm 2018 chỉ còn 1 tỷ USD. Riêng số thu tiền sử dụng đất dự án giảm khoảng 4.037 tỷ đồng, giảm đến 22,5%.

Theo thống kê của Sở Tài chính TP.HCM, 2 tháng đầu năm số thu ngân sách nhà nước về tiền sử dụng đất giảm đến 76% so với cùng kỳ năm trước. Nghĩa là đà lao dốc từ tiền đất vẫn tiếp tục kéo sang năm 2019. Đây có thể là một phần nguyên nhân của việc UBND TP.HCM quyết định tăng hệ số điều chỉnh giá đất.

Trước quyết định này của UBND TP.HCM, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản kiến nghị chính quyền cân nhắc thêm. HoREA đề nghị mức tăng cần đảm bảo tính hợp lý, phù hợp giá thị trường, đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa sức dân và doanh nghiệp.

Hiệp hội cho rằng năm 2019 cũng là năm cuối của chu kỳ bảng giá đất giai đoạn 2014-2019. Dự kiến năm 2020, thành phố sẽ ban hành bảng giá đất mới cho chu kỳ 5 năm tiếp theo (2020-2024). Nếu hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 tăng cao thì sẽ tác động đến nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các hộ gia đình và cá nhân kể từ năm 2020 trở về sau.

HoREA nhắc tới việc Sở Tài chính - Tài nguyên & Môi trường đã căn cứ vào khảo sát thông tin của Cục Thuế TP.HCM đã thống kê hệ số K bình quân theo các hồ sơ chuyển nhượng nhà, đất tự kê khai (giá chuyển nhượng/bảng giá) thì hệ số K này là 3,06 lần và nhận định giá thị trường chuyển nhượng nhà đất hiện nay cao hơn gấp 4-6 lần bảng giá đất của thành phố.

“Hiệp hội nhận thấy nhận định này chưa thật sự thuyết phục nếu so sánh với cuộc đấu giá thành công điển hình”, HoREA nêu trong văn bản.

Theo đó, đối với khu đất 23 Lê Duẩn (quận 1) có diện tích 3.000 m2 với giá khởi điểm đấu giá là 550 tỷ đồng (tương đương 183 triệu đồng/m2), sau 14 vòng đấu thì giá trúng đấu giá là 1.460 tỷ đồng (tương đương 486 triệu đồng/m2), với hệ số K chỉ là 2,65 lần. xem thêm http://thiepcuoigiaretphcm.com/download-file-mau-thiep-cuoi-dep-in-thiep-cuoi-gia-re-bid35.html

HoREA đề nghị UBND TP.HCM cân nhắc chuyện tăng giá đất sao cho vừa sức dân. Ảnh: Lê Quân.

Theo HoREA, trường hợp hộ gia đình, cá nhân áp dụng hệ số 1,5 lần giá đất trong năm 2019 sẽ khiến tăng số tiền nộp lên tới 36,36% so với năm 2018.

Trường hợp mục đích sử dụng đất làm thương mại, dịch vụ, nhà cho thuê sẽ khiến số tiền nộp tăng từ 19-31%. Như vậy cao gấp 3-6 lần năm 2018. xem thêm https://tygia.vn/ty-gia/exim

HoREA cũng nhấn mạnh so sánh đề xuất của Liên Sở Tài chính - Tài nguyên & Môi trường TP.HCM về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 với Hà Nội thì cao hơn khoảng gấp rưỡi. Ví dụ so sánh hệ số điều chỉnh giá đất của 4 quận nội thành Hà Nội (1,6 lần) với khu vực 1 TP.HCM (2,5 lần).

HoREA kiến nghị cần tiếp tục xem xét, quyết định áp dụng mức tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 cũng tương đương cách tính mức tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2018 (tăng từ 5%-8,33%).

Phương án 2, trong trường hợp thành phố cân đối được nguồn thu ngân sách cho năm 2019, không phụ thuộc nguồn thu ngân sách từ đất (vì chỉ chiếm khoảng trên dưới 10%), thì HoREA đề nghị cân nhắc giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 như năm 2018. xem thêm https://tygia.vn/gia-vang


Theo News zing

Saturday, April 6, 2019

Hà Nội công bố chỉ giới mở đường vành đai 3,5

Ngày 5.4, tại UBND huyện Hoài Đức, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội phối hợp với huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng và quận Hà Đông tổ chức Hội nghị công bố và bàn giao hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 6, tỉ lệ 1/500 và một số tuyến đường khác.

Chỉ giới đường đỏ tuyến vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến quốc lộ 6

Theo đó, tuyến đường vành đai 3,5 - đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến quốc lộ 6 có chiều dài khoảng 6,7km, đi qua địa bàn huyện Hoài Đức và quận Hà Đông, có điểm đầu giao với đường Đại lộ Thăng Long, điểm cuối giao với đường quốc lộ 6. Đây là tuyến đường cấp đô thị có quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng từ 42m-63m.

Dọc tuyến dự kiến có 4 nút giao thông khác mức chính, gồm: Nút giao với Đại lộ Thăng Long; nút giao đường sắt quốc gia hiện có (tuyến đường sắt đô thị số 6); nút giao đường Tố Hữu, quốc lộ 6 (thuộc đoạn tuyến có đường trên cao).

Dọc tuyến đường vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến quốc lộ 6 theo quy hoạch có tuyến đường sắt đô thị số 7 đi ngầm. Khi nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị, tại các khu vực bố trí ga đường sắt cho phép được mở rộng cục bộ chỉ giới đường đỏ theo yêu cầu sử dụng của Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị để xây dựng các lối lên xuống và các công trình phụ trợ.

Cũng trong ngày 5/4, các cơ quan liên quan đã công bố chỉ giới đường đỏ tuyến đường liên khu vực nối 2 phân khu đô thị S1, S2 - tuyến số 1, tỷ lệ 1/500.

Theo đó, tuyến đường này có điểm đầu tại vị trí giao với tuyến đường liên khu vực phía Đông phân khu đô thị S1; điểm cuối tại vị trí ranh giới giữa phân khu đô thị S2 và GS, thuộc địa bàn huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 11km. Đây là đường cấp đô thị, loại đường liên khu vực.

Từ điểm 1-2-3-4-5-6; A-7-8-B; C-10-11: mặt cắt ngang điển hình rộng 40m, gồm: Lòng đường xe chạy rộng 14m; dải phân cách giữa rộng 3m; vỉa hè hai bên rộng 2x6,5m; Các đoạn tuyến từ điểm 6-A; điểm B-9-C: bề rộng mặt cắt ngang điển hình rộng 50m, gồm: Lòng đường xe chạy rộng 2x7,5m; dải phân cách giữa rộng 22m (dự kiến bố trí hầm chui, cầu vượt trực thông); vỉa hè hai bên rộng 2x6,5m.

Dọc theo tuyến đường theo quy hoạch tổ chức 3 nút giao khác mức tại các vị trí tuyến đường giao với trục Tây Thăng Long, quốc lộ 32 và trục Hồ Tây - Ba Vì. Các nút giao với các đường ngang hiện có và đường quy hoạch khác chủ yếu là nút giao bằng; Đối với các tuyến đường sắt đô thị dự kiến cắt qua tuyến đường được xác định sơ bộ, cụ thể sẽ được xác định theo dự án riêng trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Trong khi đó, theo chỉ giới được công bố, tuyến đường liên khu vực nối 3 phân khu đô thị S1, S2, S3, tỷ lệ 1/500 - tuyến số 2, có điểm đầu (điểm 1) giao với đường liên khu vực phía Đông Bắc phân khu đô thị S1, điểm cuối (điểm 13) giao với ranh giới giữa phân khu đô thị S3 và GS. Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 15,23km. xem thêm https://tygia.vn/gia-vang

 Đây là đường cấp đô thị, loại đường liên khu vực. Quy mô mặt cắt ngang rộng 50m, gồm các thành phần: Lòng đường xe chạy 2x15m, dải phân cách giữa rộng 4m, vỉa hè hai bên 2x8m.

Dọc theo tuyến đường tổ chức 5 nút giao khác mức trực thông tại các vị trí tuyến đường giao với đường trục Tây Thăng Long, quốc lộ 32, trục Hồ Tây - Ba Vì, đường liên khu vực phía Nam phân khu đô thị S2 và đại lộ Thăng Long.

Các nút giao với các đường ngang hiện có và đường quy hoạch khác chủ yếu là nút giao bằng. Chỉ giới đường đỏ các nút giao thể hiện trong hồ sơ mang tính định hướng; sẽ được bổ sung, xác định cụ thể trong quá trình lập quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường và các dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường ngang được cấp thẩm quyền phê duyệt. xem thêm https://tygia.vn/gia-vang/pnj

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-mau-thiet-ke-noi-that-chung-cu-dep-2018.html

Theo lao động

Friday, April 5, 2019

Đại gia công nghệ ‘ôm đất’ bỏ hoang từ nội thành ra ngoại thành thủ đô

Hàng trăm dự án chậm tiến độ, bỏ hoang… gây lãng phí nguồn tài nguyên đất khiến dư luận và người dân Thủ đô bức xúc. Trong đó có những dự án ôm đất bỏ hoang cả thập kỷ vẫn không bị thu hồi.

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu UBND TP Hà Nội kiểm tra và xử lý phản ánh của báo chí liên quan đến gần 2.000ha đất dự án đô thị bị bỏ hoang tại huyện Mê Linh (Hà Nội).

Những khu đô thị mới, các dự án nhà ở tại huyện Mê Linh (trước đây thuộc tỉnh Vĩnh Phúc - PV) từng gây sốt trên thị trường bất động sản phía Bắc Thủ đô, sau ngày sát nhập về Thủ đô những năm 2008-2009 đến nay vẫn chỉ là những khu đất bỏ hoang,  xây dở dang ngổn ngang không một bóng người gây lãng phí nghiêm trọng.

Không chỉ ở huyện Mê Linh, trên địa bàn Thủ đô hiện nay có khoảng 200 dự án chậm tiến độ. Trong đó có những dự án “ôm đất” cả thập kỷ vẫn không bị thu hồi.  Thậm chí có đại gia “ôm đất” bỏ hoang dự án từ nội thành ra ngoại thành.

Dự án AIC Xuân Đỉnh được bao quanh bởi những tấm tôn cũ rách.

Như trong báo cáo của 8 quận, huyện giám sát trực tiếp và báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về 211 dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai, Công ty CP Bất động sản AIC (công ty AIC) có 2 dự án tại phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) và tại huyện Mê Linh đều chậm tiến độ bỏ hoang đến 10 năm nay.

Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, năm 2010, UBND TP Hà Nội đã có quyết định thu hồi 4.065m2 đất tại lô F1, F2 tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm – PV) cho Công ty CP Bất động sản AIC thuê để tiếp tục thực hiện Dự án xây dựng trụ sở, văn phòng kết hợp bãi đỗ xe kinh doanh (dự án AIC Xuân Đỉnh).

Sau đó 1 năm, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tại khu đất hơn 4.000m2 này. Theo đó, điều chỉnh từ chức năng xây dựng công trình Trụ sở, văn phòng kết hợp bãi đỗ xe kinh doanh sang chức năng xây dựng công trình hỗn hợp: Văn phòng kết hợp lưu trú, trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp và bãi đỗ xe kinh doanh  với diện tích xây dựng là 2.255m2; tầng cao công trình 30 tầng+ 4 tầng hầm (khối đế cao 5 tầng) (chưa bao gồm tầng kỹ thuật, tầng mái, tum thang). xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/menh-kim-hop-mau-gi-phong-thuy-nha-xinh.html

Bên trong dự án AIC Xuân Đỉnh vẫn chỉ là bãi đất trống ngổn ngang.

Thế nhưng đến nay sau 9 năm, dự án AIC Xuân Đỉnh vẫn chỉ là bãi đất trống ngổn ngang. Kỳ vọng về một dự án văn phòng kết hợp lưu trú, trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp và bãi đỗ xe kinh doanh hoành tráng nằm ở vị trí đắc địa của quận Bắc Từ Liêm vẫn chỉ nằm trên giấy. Đây cũng là dự án nằm trong danh sách các dự án có dấu hiệu vi phạm trên địa bàn thành phố giai đoạn năm 2012 – 2017 theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Không chỉ bỏ hoang dự án ở nội thành, dự án Khu đô thị AIC Mê Linh (huyện Mê Linh) do Công ty CP Bất động sản AIC làm chủ đầu tư cũng đang trong tình trạng “trồng cỏ” cả thập kỷ. Đây cũng là 1 trong 21 dự án vừa qua UBND thành phố Hà Nội yêu cầu thanh tra, kiểm tra.

Dự án Khu đô thị AIC Mê Linh được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt từ tháng 7/2008. Sau khi huyện Mê Linh sát nhập về Hà Nội, ngày 23/9/2011, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký Quyết định 4457/QĐ-UBND về việc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chi tiết Dự án Khu đô thị AIC Mê Linh nằm trên 2 xã Tiền Phong và Mê Linh, thuộc huyện Mê Linh tỷ lệ 1/500 thay cho quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc trước đây. xem thêm in biểu mẫu

Khu đô thị AIC Mê Linh là 1 trong 21 dự án Hà Nội yêu cầu thanh, kiểm tra.

Theo quyết định điều chỉnh quy hoạch này, khu đô thị AIC có  dân số khoảng 16.000 người, tổng diện tích đất nghiên cứu khoảng 943.209m2. Trong đó có 14% là đất đường giao thông đô thị (khoảng 132.100m2), 5% là diện tích cây xanh và bãi đỗ xe (khoảng 47.500m2); Đất dành để xây dựng trường học, nhà trẻ, mẫu giáo chiếm 6,2% (khoảng gần 59.000m2)…

Riêng đất ở chiếm 45,5% (khoảng 428.600 m2), bao gồm: Đất chung cư cao tầng 27.900m2; đất biệt thự 337.796m2; đất nhà liền kề hơn 18.000m2; đường nội bộ gần 45.000m2. Còn lại là diện tích đất hỗn hợp, đất công cộng, nhà văn hóa - TDTT…

Hà Nội kỳ vọng sẽ xây dựng khu chức năng đô thị hiện đại đồng bộ công trình kiến trúc, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, khu đô thị hiện đại vẫn được người dân địa phương tận dụng làm bãi chăn thả trâu bò. xem thêm https://tygia.vn/gia-vang

Dư luận đặt dấu hỏi về năng lực doanh nghiệp trước những tiến độ “rùa bò”?

Được biết, Công ty CP Bất động sản AIC thuộc Công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC (AIC Group) do bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc. Bà Nhàn được biết tới là một doanh nhân khá kín tiếng và ít xuất hiện trước truyền thông nhưng “thành tích” của bà và AIC Group thực sự rất đáng nể khi thời gian qua liên tiếp giành được những giải thưởng trong nước và quốc tế đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Tháng 10/2018, nữ viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng xuất sắc nhất “Ý tưởng, mô hình và hệ thống tích hợp về quốc gia thông minh nhất thế giới” cùng danh hiệu “CEO có tầm nhìn xuất sắc nhất về Quốc gia thông minh. Đây là lần đầu tiên giải thưởng độc đáo nhất thế giới này vinh danh một nữ CEO.


Theo vietnamnet



Thursday, April 4, 2019

‘Ông lớn’ bất ngờ gặp biến căng, siêu dự án tỷ USD bế tắc

Thông tin mới nhất vụ lùm xùm ở Vinaconex, Toà án nhân dân quận Đống Đa đã bác đơn khiếu nại của Vinaconex.

Tòa bác khiếu nại, Vinaconex tiếp tục theo kiện

Ngày 2/4/2019, TAND quận Đống Đa đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng Công ty cổ phần XNK xây dựng Việt Nam (Vinaconex -VCG) đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, dừng thực hiện nghị quyết phiên họp bất thường Đại hội đồng cổ đông của công ty. Trong đó quyết định không chấp nhận văn bản khiếu nại ngày 28/3 của Vinaconex.

Như vậy, với việc TAND quận Đống Đa bác đơn khiếu nại, giữ nguyên quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì lập tức HĐQT và Ban kiểm soát mới được bầu ngày 11/1/2019 sẽ phải dừng thực hiện quyền lực của mình tại Vinaconex.

Dự án Splendora đã hoàn thành giai đoạn 1 từ năm 2013. Sau đó bị đình trệ trong nhiều năm, hàng trăm héc-ta vẫn bị bỏ hoang và hiện vẫn đang có sự bất đồng giữa các nhóm cổ đông trong phát triển dự án.

Trước đó, ngày 28/3/2019, Vinaconex đã có đơn khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2019/QĐ-BPKCTT ngày ngày 27/3/2019 của Tòa án nhân dân quận Đống Đa.

Vinaconex cho rằng, quyết định này của tòa có hiệu lực ngay và lập tức đình chỉ toàn bộ hoạt động của HĐQT, BKS của Vinaconex, làm đình trệ hoạt động của Công ty, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.

Chiều 3/4, trao đổi với PV VietNamNet, đại diện Vinaconex cho biết đơn vị sẽ tiếp tục triển khai thủ tục tố tụng trên toà. xem thêm gạch ốp tường đẹp

Dự án tỷ USD nguồn cơn “lục đục”?

Việc hai cổ đông lớn là Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ (Cường Vũ) và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest (Star Invest) gửi đơn yêu cầu Toà án nhân dân quận Đống Đa áp dụng biện pháp khẩn cấp với Vinaconex và phản pháo của Vinaconex ngay sau đó cho thấy những xung đột lợi ích giữa các nhóm cổ đông mà cụ thể là nhóm cổ đông Cường Vũ và Star Invest với nhóm Công ty TNHH An Quý Hưng (An Quý Hưng).

Đây cũng là vấn đề được nhiều cổ đông quan tâm tại cuộc trao đổi thông tin được Vinaconex tổ chức chiều 1/4 vừa qua. Tại cuộc trao đổi này, câu hỏi về nguyên nhân khiến các nhóm cổ đông xảy ra bất đồng mặc dù trước đó 99,9% đã thông qua biểu quyết việc bầu ban lãnh đạo được đặt ra trực tiếp với lãnh đạo Vinaconex.

Trả lời vấn đề này, đại diện Vinaconex cho biết, nhóm cổ đông gửi đơn kiến nghị đến toà có liên quan đến Công ty Địa ốc Phú Long (Phú Long). Đây là đơn vị đang sở hữu 50% vốn tại Liên doanh An Khánh JVC, cũng là chủ đầu tư dự án Splendora (Bắc An Khánh, Hà Nội). Còn Vinaconex hiện cũng nắm giữ 50% vốn ở dự án này. 

Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex cho biết, tại Liên doanh An Khánh JVC, trước đây ông Thân Thế Hà, đại diện cho Phú Long là Chủ tịch HĐQT. Ông Nguyễn Quang Trung (Phó tổng giám đốc Phú Long), một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán giữ chức Tổng giám đốc. xem thêm ty gia vang

Vinaconex muốn giữ nguyên quy hoạch cũ làm hồ trung tâm giữa khu đô thị trong khi đó nhóm cổ đông còn lại đề xuất xây hồ theo dạng bao quanh các căn biệt thự để tối đa hóa diện tích mặt hồ (Phối cảnh hồ trung tâm đã được phê duyệt (Ảnh: Splendora).

“Chúng tôi không thể để 1 dự án lớn kéo dài bao nhiêu năm như vậy. Đây là việc lớn, là quyền lợi của cổ đông cũng là trách nhiệm của Vinaconex đối với Hà Nội. Vì vậy HĐQT và Vinaconex quyết định tôi trực tiếp làm chủ tịch Liên doanh An Khánh JVC nhằm phát triển dự án nhưng cho đến bây giờ cũng lực bất tòng tâm” – ông Thanh nói.

Theo ông Thanh, khi mời họp HĐQT thì nhóm cổ đông kia nói bận, họ không đến gây ra sự trì trệ và bế tắc.

Ông Dương Văn Mậu, Phó Tổng giám đốc, thành viên HĐQT Vinaconex cho hay, dự án Splendora không có tranh chấp gì lớn, vấn đề bây giờ đang là khác nhau về ý tưởng triển khai dự án. Trong đó, vấn đề nổi cộm là cách thức xử lý hồ điều hòa trung tâm (khoảng 18ha) đang có sự khác biệt giữa các nhóm cổ đông.

Trong đó, quan điểm của Vinaconex là giữ nguyên quy hoạch cũ làm hồ trung tâm giữa khu đô thị đồng thời bổ sung thêm cây xanh và dịch vụ đi kèm. Trong khi đó, nhóm cổ đông còn lại đề xuất xây hồ theo dạng bao quanh các căn biệt thự để tối đa hóa diện tích mặt hồ. 

 “Dự án này do phê duyệt của Thủ tướng cho quy hoạch của Hà Nội đến năm 2050 đã có hồ 18ha ở trung tâm nên việc thay đổi quy hoạch là không dễ. Ngoài ra, phần hồ này còn là để điều tiết lượng mưa cho hầm chui cả khu vực xung quanh An Khánh nên việc thay đổi không đơn giản”, ông Mậu cho biết. xem thêm tỷ giá bảng anh

Chỉ 2 tháng sau khi diễn ra đại hội, hai cổ đông lớn của VCG đã gửi đơn tới toà yêu cầu dừng khẩn cấp việc thực hiện nghị quyết dù trước đó 99,9% đã thông qua biểu quyết việc bầu ban lãnh đạo.

Theo tiết lộ đây là miếng đất lớn nhất của Hà Nội mà đã có chủ sở hữu chỉ cần xây nhà lên và bán nhưng hiện đang rơi vào cảnh “bế tắc” trước những bất đồng của các nhóm cổ đông. Hiện dự án mới bàn giao giai đoạn 1 và vẫn bỏ hoang hàng trăm héc-ta. 

HĐQT bị tê liệt, Vinaconex rơi vào thế khó

Trao đổi về quyết định của Toà án nhân dân quận Đống Đa đối với Vinaconex hiện nay luật sư Lê Thanh Sơn, Văn phòng luật AIC (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết theo quyết định của toà tức là phải tạm dừng thực hiện nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, khi đó HĐQT mới bầu được hiểu là vô hiệu. Như vậy, Tòa án đang đặt Vinaconex vào thế khó. 

Trường hợp Tòa án vẫn giữ quyết định này thì các văn bản đã ban hành, hoạt động đã ký kết sẽ phải xử lý như thế nào. Thậm chí, các văn bản mà HĐQT giao cho các Ban, đơn vị thành viên, Ban giám đốc điều hành... sẽ không có giá trị. “Đây là điều nguy hiểm cho Vinaconex hiện nay, rất nguy hiểm” – luật sư nhấn mạnh.

Vinaconex sẽ gặp khó khi bị dừng nhiều hoạt động, nhất là với các dự án cần có ý kiến của HĐQT và nghị quyết để gửi lên cơ quan chức năng... Chỉ có Ban điều hành, từ Tổng giám đốc trở xuống hoạt động thực hiện theo điều lệ của Tổng công ty và quyết định của ĐHĐCĐ trước đây thì mới có hiệu lực.

Còn nếu theo đúng quyết định của Tòa án hiện nay thì Vinaconex lại phải quay lại làm việc dưới sự điều hành của HĐQT cũ. Nếu sau này, Tòa án bác bỏ quyết định khẩn cấp tạm thời thì HĐQT cũ lại vô hiệu... Thế nên, cho dù tình huống nào xảy ra thì Vinaconex cũng rơi vào thế bất lợi – luật sư phân tích.

Xem thêm biệt thự đẹp

Theo vietnamnet



Tuesday, April 2, 2019

Nhiều công trình động thổ và khánh thành tại Tây Bắc Đà Nẵng

Cuối tháng 3 vừa, khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng (Danang IT Park) đã khánh thành giai đoạn một. Cùng với đó, khu đô thị sinh thái Golden Hills và cụm công trình gồm tổ hợp văn phòng - trưng bày, hội chợ triển lãm và công trình đầu mối thuộc Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng đã động thổ.

Để đáp ứng quy mô dân số hơn 2 triệu người trong năm 2030, thời gian qua thành phố Đà Nẵng tiếp tục mở rộng quy mô đô thị Tây Bắc lên 37.000 ha. Khu vực được xem là cửa ngõ quan trọng của quận Liên Chiểu và là trung tâm đô thị mới của Đà Nẵng.

Theo quy hoạch, thành phố đã triển khai hàng loạt dự án hạ tầng lớn giúp kết nối Tây Bắc với trung tâm thành phố, góp phần biến nơi đây thành khu vực phát triển chiến lược.

Ngoài việc phát triển hạ tầng khu vực, Đà Nẵng cũng khởi động nhiều dự án lớn. Hai trong số đó là lễ khánh thành dự án Danang IT Park - giai đoạn một và động thổ dự án khu đô thị sinh thái Golden Hills rộng 400ha.

Dự án Golden Hills rộng khoảng 400 ha được động thổ vào 29/3 vừa qua.

Tây Bắc là khu vực được rót nguồn vốn hàng chục tỷ USD cho các công trình và dự án bất động sản. Trong đó, khu công nghệ cao Đà Nẵng nhận hàng tỷ USD từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Khu đô thị sinh thái Golden Hills cũng được đánh giá là dự án có quy mô lớn tại Đà Nẵng. Dự án hoàn thành dự kiến đáp ứng chỗ ở cho hàng chục nghìn người, bao gồm các chuyên gia, kỹ sư và công nhân tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng và người dân di cư về khu vực này.

Triển vọng du lịch và công nghệ

Khu Tây Bắc cũng được thành phố đầu tư xây dựng để trở thành "thung lũng Silicon" của Việt Nam, tương tự mô hình của Mỹ.

Thung lũng Silicon của Mỹ nổi tiếng là trung tâm công nghệ của thế giới, nơi tập trung của hàng ngàn tập đoàn công nghệ hàng đầu như: Apple, Google, Facebook, eBay... Khu vực có 5 trường đại học danh tiếng như: Stanford, Northwestern Polytechnic, Carnegie Mellon, San Jose State và Santa Clara. xem thêm https://tygia.vn/tien-ao

Phối cảnh dự án Khu tập trung công nghệ thông tin lớn nhất tại miền Trung.

Sự ra đời của thung lũng Silicon là một trong lý do đẩy giá bất động sản của vùng vịnh San Francisco tại phía Bắc California ở Mỹ lên mức kỷ lục. Năm 2018, một căn nhà tại đây có giá khoảng 1,61 triệu USD (tương đương 37,3 tỷ đồng), theo Business Insider.

Các chuyên gia cho rằng, với việc quy hoạch Tây Bắc thành "thung lũng Silicon", Tây Bắc Đà Nẵng có nhiều cơ hội để phát triển, làm động lực cho toàn thành phố.

Khu công nghệ cao Đà Nẵng được thiết kế và vận hành trên diện tích 341 ha. Giai đoạn một đã hoàn thành xây dựng trên diện tích 131 ha với chi phí đầu tư 47 triệu USD.

Dự án được chủ đầu tư kỳ vọng thành một trong những cộng đồng phát triển công nghệ thông tin tốt nhất châu Á. Khi hoàn thành toàn bộ, Da Nang IT Park dự kiến đạt doanh thu 1,5-3 tỷ USD mỗi năm, thu hút 25.000 lao động trình độ cao.

Tây Bắc Đà Nẵng cũng được chú trọng đầu tư du lịch với kinh phí hơn 46 tỷ đồng nhằm phát triển, khai thác du lịch tại 7 bãi biển gồm: Xuân Hà, Phú Lộc, Hồ Tùng Mậu, Nam Xuân Thiều và Nam Ô... trên tổng chiều dài gần 9km bãi biển. xem thêm http://thiepcuoigiaretphcm.com/tin-tuc-cuoi-in-thiep-cuoi-in-bieu-mau-in-ve-gu-xe-b4.html

Bên cạnh đó, thành phố đầu tư xây dựng tuyến đường Nguyễn Tất Thành nhằm thu hẹp khoảng cách từ trung tâm đến khu vực Tây Bắc từ 23km xuống khoảng 11km. Trong tương lai gần, khu vực sẽ hình thành công viên biển với tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên tại Đà Nẵng do nhà đầu tư Nhật Bản triển khai với tổng kinh phí lên đến hàng trăm triệu USD.

Với triển vọng về du lịch và công nghệ, bất động sản Tây Bắc được cho là có tiềm năng sinh lời trong tương lai. Hiện tại, mức giá đất nền tại Tây Bắc rơi vào khoảng 20-25 triệu đồng mỗi m2.

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/mau-sac-phong-thuy-2019-cho-tinh-tien-vien-man.html

Theo vnexpress

Friday, March 29, 2019

Thành phố Mỹ bán nhà giá 1 USD

Thành phố lớn thứ hai của bang Missouri (Mỹ) đang bán 500 căn nhà diện tích dưới 140 m2 với giá chỉ một USD.

Ở hầu hết thành phố tại Mỹ, một USD không thể mua nổi một tách cà phê. Tuy nhiên, St. Louis (Missouri) đang triển khai chương trình bán các căn nhà bỏ trống với giá một USD, miễn là người mua cam kết sửa chữa nó.

Để mua nhà với giá này, người dân cũng phải tiến hành kiểm tra hiện trạng và phác thảo bảng ngân sách cải tạo. Ngoài ra, họ cũng phải đóng một số khoản phí khác. Cụ thể, phí nộp đơn tham gia mua là 25 USD, phí bảo hiểm là 250 USD. Người mua cũng bắt buộc phải học một lớp có trả phí, hướng dẫn những điều cần biết khi sở hữu một ngôi nhà. Tất cả chi phí vào khoảng 400 USD, trước khi họ tốn tiền sửa nhà. xem thêm https://tygia.vn/gia-vang

Những căn nhà đủ điều kiện bán giá một USD ở St. Louis. Ảnh: Google Maps


Thực tế, chương trình bán nhà giá một USD của St. Louis cũng tương tự như chương trình ở Buffalo (New York) hay Gary (Indiana). Người mua phải cam kết sở hữu ngôi nhà trong ít nhất 3 năm nhằm ngăn chặn tình trạng mua để đầu tư và sang tay lấy lời.

Tuy nhiên, tại St. Louis đáng chú ý hơn cả bởi thay vì chỉ bán vài căn cá biệt như nơi khác, thành phố này áp dụng giá một USD cho 500 căn nhà. Hiện nơi đây còn khoảng 12.000 bất động sản bỏ trống, bao gồm các lô đất và căn nhà.

Giống như nhiều thành phố công nghiệp khác, St. Louis bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy giảm sản xuất và sự sụp đổ của ngành công nghiệp ôtô ở Mỹ. Mặc dù kinh tế thành phố có dấu hiệu hồi phục nhưng vẫn còn một lượng đáng kể nhà cửa bỏ hoang được xây trong các thập kỷ qua và không thể phá hủy hết. xem thêm https://nhaxinhcompany.blogspot.com/

Một căn nhà bỏ hoang ở St. Louis. Ảnh: Google Maps

Các ngôi nhà giá một USD đều có diện tích dưới 140 m2 và đã 5 năm không có người mua trở lên. Hầu hết trong số chúng đang cần sửa chữa đáng kể. Hệ thống điện nước cần phải thay mới. Nhiều căn đã vỡ cửa sổ, mái nhà dột và sơn tường bong tróc. Người mua có 120 ngày để sửa chữa ngoại thất căn nhà theo đúng quy định của thành phố và có 18 tháng để cải tạo toàn bộ ngôi nhà. Nếu không đáp ứng yêu cầu, họ phải trả lại căn nhà cho thành phố.


Theo vnexpress

Tuesday, March 26, 2019

Đất nền khu TT y tế chất lượng cao tại Phủ Lý tăng nhiệt

Tọa lạc tại vị trí cửa ngõ Hà Nội, Hà Nam không chỉ hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp mà còn đang từng bước trở thành trung tâm y tế chất lượng cao hàng đầu cả nước. Đây là đòn bẩy khiến thị trường BĐS TP.Phủ Lý biến động mạnh, đất nền tại các dự án được nhà đầu tư săn đón nhằm đón đầu quy hoạch.


Quy hoạch y tế chất lượng cao kéo BĐS tăng nhiệt

Nằm trong top 10 những địa phương có sự thu hút đầu tư tăng trưởng nhanh, bên cạnh các chiến lược phát triển kinh tế, Phủ Lý hiện đang phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao về y tế, đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu chuyển giao công nghệ, xây dựng kinh tế bền vững.

Tháng 10.2018, khu khám bệnh của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 đã chính thức khánh thành và đi vào hoạt động. Theo kế hoạch, năm 2019 cơ sở 2 của hai bệnh viện này sẽ hoàn thiện toàn bộ khu điều trị, đáp ứng khoảng 5.000 lượt khám/ngày, góp phần giảm quá tải các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến cuối. xem thêm https://tygia.vn/gia-vang

Nắm kịp xu hướng phát triển cũng như nhu cầu về nhà ở của thị trường BĐS, lãnh đạo Hà Nam đưa ra chính sách hấp dẫn đầu tư vào quy hoạch chung với hàng loạt các dự án khu đô thị được triển khai như KĐT Mạnh Hùng, KĐT Tây phố Yết Kiêu, Tài Tâm Residences, KĐT River Silk City… nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho các chuyên gia nước ngoài, nhân viên tại các khu KCN, các cơ quan y tế đang hình thành tại Hà Nam. Đồng thời, giá BĐS tại các khu vực trọng điểm phát triển cũng “ăn theo” quy hoạch với mức giá mới liên tục được thiết lập.

Tấp nập giao dịch đầu tư đất nền khu đô thị

Anh Trung Dũng, tư vấn dự án River Silk City - Sông Xanh cho biết, mặc dù mới ra Tết xong lượng khách đến giao dịch trực tiếp tại dự án vẫn tăng. Đặc biệt, sau khi 2 bệnh viện tuyến trung ương đi vào hoạt động và thành phố Phủ Lý được công nhận trở thành đô thị loại 2, các nhà đầu tư tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình… cũng tham gia đầu tư nhằm đón đầu sóng quy hoạch tại Hà Nam.

Mở bán từ tháng 11.2018, River Silk City - Sông Xanh được đánh giá là một trong những dự án có tiềm năng tại Phủ Lý với hệ thống hạ tầng được đầu tư tốt nhất Hà Nam. Quy hoạch thấp tầng bởi CPG Singapore theo tiêu chuẩn quốc tế, River Silk City Sông Xanh mang đến hai sản phẩm chủ đạo là nhà phố thương mại và biệt thự. Những loại hình nhà ở này đảm bảo giá trị đầu tư cho người sở hữu cũng như phù hợp với mong muốn sở hữu nhà liền thổ của người Việt.

Đồng thời, chủ đầu tư - Tập đoàn CEO cũng chú trọng phát triển các tiện ích nội khu phong phú, mang đến cuộc sống chất lượng cao dành cho cư dân. Hiện tại, River Silk City - Sông Xanh hoàn thiện toàn bộ phần hạ tầng như đường nội khu, vỉa hè, cây xanh, ngầm hoá đường cáp/dây điện… cũng như khu tiện ích gồm bể bơi, sân tennis, công viên gym ngoài trời với hàng trăm máy tập… mang đến cảnh quan đô thị hiện đại dành cho khu đô thị phát triển.

xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/tong-hop-nhung-mau-thiet-ke-noi-that-phong-khach-dep.html

Theo báo lao động

Friday, March 22, 2019

Shophouse - kênh đầu tư tiềm năng sinh lời cao

Với khả năng sinh lời cao và ổn định, ít chịu biến động của thị trường bất động sản, shophouse hứa hẹn là sản phẩm đáng đầu tư của năm nay.
Shophouse sở hữu thiết kế thông minh 2in1, giúp chủ nhân dễ dàng kết hợp vừa shop (kinh doanh) vừa house (an cư). So với đất nền và chung cư, loại hình này có nguồn cung hạn chế bởi tại hầu hết dự án, số lượng căn shophouse chỉ chiếm 1-3% tổng số sản phẩm chào bán.

Những năm gần đây, shophouse vẫn giữ vững phong độ. Dù không phải là sản phẩm giúp các nhà đầu tư kiếm lời nhanh chóng, shophouse hiện diện như một kênh đầu tư và tích trữ tài sản hấp dẫn, an toàn. Nhà đầu tư nhận được “giá trị kép” từ dòng tiền cho thuê, giá trị gia tăng nội tại của tài sản.

Shophouse vừa có giá trị tiềm năng, vừa khan hiếm về số lượng lý giải cho việc mô hình bất động sản này tạo nên sức hút lớn đối với các nhà đầu tư tại Hà Nội và TP.HCM. xem thêm bảng giá vàng sjc

Shophouse được xem là kênh đầu tư đón đầu xu hướng bất động sản năm nay.

Một trong những lợi thế nổi bật của shophouse là nằm ở các trục đường huyết mạch, vị trí đẹp trong một khu đô thị. Nhờ vậy, chủ nhân dễ dàng tiếp cận tiện ích nội khu, đồng thời thuận lợi kinh doanh, buôn bán hoặc cho thuê. Đây là lợi điểm tạo nên sức hút của các căn shophouse tại các khu đô thị khép kín.

Mô hình bất động sản shophouse là một trong những phân khúc dẫn đầu lượng tiêu thị sản phẩm trên thị trường. Đa số dự án nhà phố thương mại tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đều được bán nhanh, thậm chí, nhiều dự án chưa xây dựng xong đã bán hết.

Hiệu ứng này tiếp tục lan tỏa ra các thành phố có tiềm năng lớn về du lịch và kinh tế như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…

Tại Đà Nẵng, phân khúc shophouse dần được thị trường đón nhận với hàng loạt dự án được chào bán trong thời gian qua. Mới đây, Công ty CP Vùng Đất Sáng - Bright Land - công bố mức giá shophouse trục Tây Bắc với giá 4-5 tỷ/căn, thu hút nhiều sự quan tâm.

Chủ đầu tư chỉ đưa ra mức giá đất trong khoảng 30 triệu/m2 cho trục đường 33 m. Với mức giá này, dự án được xem là “hàng hiếm” để giới đầu tư và kinh doanh giữ tiền trong cơn biến động bất động sản

Bright Land công bố shophouse trục Tây Bắc với mức giá từ 4-5 tỷ/căn.

Với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, shophouse đang làm nên xu hướng đầu tư mới trên thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Với những lợi ích to lớn mà shophouse đem lại cho nhà đầu tư, không khó để nhận ra đây tiếp tục là xu hướng dẫn đầu của thị trường bất động sản năm nay.

Xem thêm nha xinh center

Nguồn news zing

Tuesday, March 19, 2019

Đập bỏ di sản để làm dự án ở trung tâm Đà Lạt

Rạp hát Hòa Bình Đà Lạt sẽ bị phá bỏ, để xây khu giải trí đa chức năng, khu thương mại, dịch vụ cao cấp.

Công trình này được biết đến là một trong những di sản của Đà Lạt từ thời trước giải phóng.

Đây là 1 phần trong phê duyệt quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỷ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, TP.Đà Lạt, vừa được Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng và UBND TP. Đà Lạt công bố.

Theo đó, khu vực quy hoạch này có diện tích 30ha, thuộc P.1 (Đà Lạt), phạm vi từ đường Trần Quốc Toản, Bùi Thị Xuân, Lý Tự Trọng, hẻm nhà thờ Tin Lành, Nguyễn Văn Trỗi, đến đầu đường Ba Tháng Hai, Nguyễn Chí Thanh, đường dẫn xuống Lê Đại Hành qua vòng xoay đài phun nước (Nguyễn Văn Cừ, Lê Đại Hành, Trần Quốc Toản). Quy mô dân số, hiện trạng khoảng 5.370 người (1.064 hộ); với hệ số tăng dân số cơ học 1,2, dự báo quy mô dân số khu vực quy hoạch khoảng 6.879 người.



Khu trung tâm Hòa Bình được quy hoạch thành 5 phân khu, quy định rõ các chỉ tiêu về kiến trúc công trình, chiều cao, mật độ xây dựng công trình. Trục chính của khu vực quy hoạch từ đài phun nước (gần cầu Ông Đạo) hướng thẳng lên Dinh tỉnh trưởng cũ. Trục này được thiết kế cây xanh làm chủ đạo. xem thêm https://tygia.vn/ty-gia/vietcombank

Trong đó, phân khu 1 là khu vực chợ Đà Lạt và đường Nguyễn Thị Minh Khai, diện tích 6,95ha, là khu vực chợ truyền thống; đường Nguyễn Thị Minh Khai sẽ trở thành quảng trường trung tâm với nhiều tiểu cảnh hoa mang tính đặc trưng của Đà Lạt. Nơi đây vẫn duy trì khu phố đi bộ kết hợp trung tâm thương mại và khu vực đậu xe ngầm.

Phân khu 2 là Khu trung tâm Hòa Bình có diện tích 3,37ha, là khu phức hợp đa chức năng với các loại hình dịch vụ và giải trí phục vụ người dân địa phương và du khách. Theo thiết kế rạp hát Hòa Bình sẽ được thay thế bằng cụm kiến trúc cao tầng, bằng kính để làm khu phức hợp đa chức năng. Khi thực hiện phân khu này sẽ phải giải tỏa nhiều hộ dân đang kinh doanh buôn bán quanh khu vực và quanh rạp hát.

Phân khu 3 là khu vực đồi Dinh (rộng 4,43 ha), nơi có tòa Dinh tỉnh trưởng cũ sẽ được di dời nguyên khối đến đến vị trí mới trong khuôn viên dinh để  xây khu thương mại, dịch vụ cao cấp.

Hai phân khu còn lại (rộng 15,25 ha), các công trình kiến trúc và cảnh quan các tuyến đường đi bộ sẽ được chỉnh trang. Còn ven Hồ Xuân Hương hướng tới là khu dịch vụ - du lịch, khách sạn và công trình công cộng.

Theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, việc thiết kế xây dựng công trình phải tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, hạn chế việc san gạt theo diện rộng, phá vỡ địa hình tự nhiên, không xâm hại đến môi trường, cảnh quan khu vực, khuyến khích trồng cây xanh trong khuôn viên và trên mái các công trình, sử dụng cây xanh đặc trưng, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng Đà Lạt.

Xem thêm mẫu nhà xinh nhaxinhcenter.com.vn

Theo vietnamnet

Friday, March 1, 2019

Mẫu thiết kế biệt thự không gian mở phong cách châu âu

Phong cách biệt thự cổ điển Châu Âu luôn là sự lựa chọn tuyệt vời với những gia chủ mong muốn có một không gian sống sang trọng, đẳng cấp cũng như khẳng định vị thế, tiềm lực kinh tế xã hội. 
Vẻ đẹp của kiến trúc cổ điển luôn có vị trí đứng và chạm "phải lòng" hàng triệu trái tim khách hàng trong đó có anh Thành. Một người khá trẻ tuổi nhưng nét đẹp cổ điển Châu Âu cũng đã chinh phục được anh sau khi đến với Kiến Trúc Nhà Xinh, làm bản thân anh khá là hài lòng vì những yêu cầu khắt khe của anh đã được đội ngũ KTS vạch ra khá rõ ràng đem đến một cơ ngơi rất " đáng sống" tại Đồng Nai. Hãy cùng theo BTV chúng tôi tham quan toàn bộ biệt thự để cảm nhận một cách rõ nét.          



Kết cấu kiến trúc được KTS thể hiện rất chắc chắn đi cùng với đó là những đường gờ phảo chỉ cùng những lớp họa tiết phù điêu trang trí hết sức tỉ mỉ chi tiết, độ tinh xảo cao đem đến một tổng thể hết sức hoàn hảo, sang trọng. Mỗi tầng lầu đều có ban công nhìn ra trước mặt, có thiết kế hết sức khéo léo, từ đó tạo điểm nhấn mang đến vẻ đẹp "điêu luyện" khác biệt cho công trình. xem thêm mauthietkenhadep



Không những vậy, cơ ngơi còn sở hữu một sân vườn cực rộng được KTS lấp đầy bằng nhiều mảng xanh thiên nhiên mang đến một môi trường xanh, đẹp, giúp tôn lên vẻ đẹp kiến trúc biệt thự, đồng thời tạo khoảng thở bình yên cho những thành viên sống trong nhà.