Saturday, May 11, 2019

Gần 200 triệu đồng mỗi m2 đất trên bán đảo Thanh Đa

Bình Quới, trục đường chính kết nối Thanh Đa (TP HCM) với các vùng phụ cận có giá 188,1 triệu đồng mỗi m2, cao nhất bán đảo này.

Công ty TNHH Gachvang vừa công bố báo cáo mới nhất về diễn biến giá đất trên bán đảo Thanh Đa. Tuy là một khu vướng quy hoạch treo hoang hóa qua nhiều thập kỷ, nơi đây vẫn có giá đất mặt tiền trục đường lớn tiến gần đến mốc 200 triệu đồng mỗi m2.

Báo cáo của đơn vị này cho biết, tính đến quý II/2019, giá đất mặt tiền đường Bình Quới ghi nhận cột giá 188,1 triệu đồng mỗi m2, tăng hơn 10% so với năm 2018. Nếu so với năm 2017 giá đất trên trục đường huyết mạch dẫn vào Thanh Đa tăng 30%.

Cũng dẫn về bán đảo này, đường Thanh Đa hiện có giá 111,8 triệu đồng mỗi m2, tăng giá 94% so với năm 2017. Theo tính toán của Gachvang, giá đất trung bình trên bán đảo Thanh Đa ước tính 147,9 triệu đồng mỗi m2.

Cách đây nửa thập niên, tức vào năm 2015, giá đất lô lớn (đa phần là đất nông nghiệp) trên bán đảo Thanh Đa có giá phổ biến trên 10 triệu đồng mỗi m2 tùy thửa. Trong khi đó, đất thổ cư xen kẽ trong khu dân cư có giá cao hơn đất nông nghiệp 1,5-2 lần. Riêng đất mặt tiền đường Bình Quới thời điểm năm 2015 từng được người dân cư ngụ trên địa bàn tiết lộ vào khoảng 35 triệu đồng mỗi m2.

Bán đảo Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Tuy nhiên, nhà đất trên bán đảo Thanh Đa không có nhiều giao dịch vì khu vực này vướng quy hoạch treo, hoang hóa và xập xệ do bị cấm xây dựng. Trên thực tế, vẫn có trường hợp âm thầm giao dịch bằng giấy tay, bên bán và bên mua hầu như kín tiếng.

Với giá đất cao nhất Thanh Đa hiện nay vào khoảng 188 triệu đồng mỗi m2 so với năm 2015 ghi nhận ở mức 35 triệu đồng mỗi m2 thì trong nửa thập niên qua, dù vướng quy hoạch treo giá đất trên bán đảo đắc địa nhất nhì Sài Gòn đã tăng 5,4 lần.

Bán đảo Thanh Đa thuộc địa phận quận Bình Thạnh, TP HCM, được bao quanh bởi sông Sài Gòn và kênh Thanh Đa. Năm 1992, dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa được UBND TP phê duyệt. Đến 2004, dự án được giao cho Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn đầu tư xây dựng nhưng đơn vị này không triển khai được nên năm 2010 thành phố quyết định thu hồi.

Năm 2015, liên danh Tập đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC (công ty trong lĩnh vực bất động sản ở Dubai) được chọn là nhà đầu tư với tổng vốn hơn 30.000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án trong 50 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng. xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/phong-thuy-khi-xay-nha.html

Đồ án quy hoạch dự án đô thị Bình Quới - Thanh đa của Bitexco có diện tích là 450 ha, dân số 45.000 người. Song, từ năm 2016 Công ty Emaar Properties PJSC rút khỏi liên danh, việc triển khai dự án bị bỏ ngỏ.

Hiện chỉ có đường Bình Quới là con đường chính và duy nhất bắc qua kênh Thanh Đa bởi cây cầu Kinh nối liền bán đảo với các vùng lân cận. Năm 2018 TP HCM cân nhắc tổ chức đấu thầu chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Thế nhưng mãi đến năm 2019, chính quyền thành phố mới lần đầu tiên quyết định tổ chức đấu thầu chọn chủ đầu tư cho dự án khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa.


Theo vnexpress

Friday, May 10, 2019

Bán tháo nhà đất, cắt lỗ gần 2 tỷ chỉ vì hàng xóm

- Người đàn ông là chủ nhà đã hạ giá đáng kể nhưng đến nay vẫn chưa có vị khách nào quyết định mua dù đã đến xem.

Ông Neal Robinson, 52 tuổi, ở Anh không thể bán căn nhà do mình sở hữu trong hơn 1 năm qua. Sở dĩ căn nhà không bán được không phải do vấn đề tranh chấp hay giấy tờ pháp lý, mà do người hàng xóm làm thêm phần mở rộng quá sát với nhà của ông.

Căn nhà được định giá  gần160.000 bảng (khoảng 4,8 tỷ đồng) nhưng sau khi hàng xóm xây dựng thêm khiến ông chỉ rao bán  98.000 bảng (khoảng 2,98 tỷ đồng). Căn nhà được rao bán từ tháng 1/2018, đến nay vẫn chưa bán được.

Có thể chạm vào tường phía bên kia khi thò tay ra ngoài cửa sổ trên tầng 2.

Nhà của ông Neal có 3 phòng ngủ. Sau khi hàng xóm xây dựng thêm, ông Neal có thể chạm vào tường phía bên kia khi thò tay ra ngoài cửa sổ trên tầng 2.

Cơ quan chức năng đã phê duyệt việc xây thêm của hàng xóm và không có lỗi trong quá trình đưa ra quyết định phê duyệt.

Nhà hàng xóm có 6 nhân khẩu đã thực hiện mở rộng nhà trước khi dọn đến đây sống 1 năm. Giữa ông Neal và hàng xóm không quen biết hay mối quan hệ gì. 


Ông Robinson chỉ ra vị trí cho thấy hai nhà gần nhau đến mức nào.

Ông Neal bày tỏ: "Phần mở rộng của hàng xóm chạm vào máng xối của nhà tôi. Tôi có thể chìa tay ra và chạm vào nhà hàng xóm". Ông Neal cho rằng vấn đề này làm giảm giá trị căn nhà mà ông muốn bán. xem thêm Thiết kế nhà đẹp

Đại lý bất động sản định giá căn nhà ở mức gần 160.000 bảng Anh nhưng ông chỉ dám rao giá 98.000 bảng vì quá sát nhà hàng xóm. 

"10 người không đến xem dù lịch xem nhà đã được sắp đặt và nhiều người đã lái xe đến, nhìn phần xây thêm và quyết định không xem nhà", ông cho hay.

Ông Neal mong mỏi được chuyển đến nơi khác nhưng không thể được vì chưa bán xong căn nhà đang ở. 

Người hàng xóm là Rashida Begum cho hay cô được phép làm phần mở rộng đang gây ranh cãi. "Đây là tài sản của tôi và hội đồng thành phố đã cho phép. Bây giờ ông Neal Robinson quấy rối, mỗi khi chúng tôi ra ngoài, ông ấy đều hét lên".

"Mỗi khi chúng tôi ra ngoài, ông ấy hét lên và bảo chúng tôi đưa tiền cho ông ấy", Rashida cho hay.

Cơ quan chức năng địa phương xem xét và khẳng định không có lỗi trong quá trình cấp phép.

Còn ông Neal phân bua: "Tôi làm việc ban đêm và họ làm việc ba ngày nên tôi thậm chí không nhìn thấy để hét vào mặt họ. Vấn đề là ngay cả khi hội đồng đã cấp phép, họ vẫn có thể nhìn vào những gì đã làm và nhận ra không phải là hàng xóm tốt".

Khiếu nại của ông Neal đã được cơ quan chức năng địa phương xem xét và khẳng định không có lỗi trong quá trình cấp phép. Ông Gavin Prescott, người quản lý xây dựng của hội đồng thành phố nói: "Khiếu nại của ông Neal đã được điều tra đầy đủ và kỹ lưỡng bởi hội đồng thành phố và giám sát viên chính quyền địa phương". xem thêm https://tonghopmauthietkenhadep.blogspot.com/

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/tong-hop-nhung-mau-thiet-ke-noi-that-tan-co-dien-dep-2018.html

Theo the sun

Thursday, May 9, 2019

Doanh nghiệp địa ốc nhắm đến vùng ven biển Quảng Trị

"Tam giác" du lịch biển đảo Cửa Việt - Cồn Cỏ - Cửa Tùng của địa phương bắt đầu hiện diện một số dự án nghỉ dưỡng quy mô lớn.

Là một điểm đến du lịch tiềm năng thuộc miền Trung, các chuyên gia nhận định Quảng Trị đang trở thành lựa chọn đầu tư của nhiều dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Thời gian qua, tỉnh này có chủ trương ưu tiên thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch biển đảo, du lịch nghỉ dưỡng. Trong đó tập trung đầu tư vào "tam giác" du lịch biển đảo Cửa Việt - Cồn Cỏ - Cửa Tùng để trở thành một trong những khu vực trọng điểm về du lịch biển của cả nước.

Tam giác biển Cửa Việt - Cồn Cỏ - Cửa Tùng đang được quy hoạch thành một trong những khu vực du lịch trọng điểm quốc gia.

Theo chia sẻ từ giới địa ốc Quảng Trị, tại khu vực "tam giác biển" đã có một số đơn vị lớn khảo sát, đầu tư như: Tập đoàn FLC với dự án quần thể khu đô thị nghỉ dưỡng khoảng 700ha ở Gio Linh; Tập đoàn Pacific Healthcare với khu phức hợp nghỉ dưỡng biển Mũi Trèo quy mô gần 200ha. 

Mới đây nhất, Tập đoàn AE đầu tư dự án khu đô thị sinh thái biển AE Cửa Tùng Resort, có diện tích trên 36ha, dự kiến hoàn thành năm 2021. Dự án gồm nhiều hạng mục như khu biệt thự sinh thái và nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao, khách sạn tiêu chuẩn 4 sao kết hợp trung tâm hội nghị, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu tắm biển của du khách.

AE Cửa Tùng Resort nằm trong khu vực ven biển phía Đông Bắc và ôm trọn vịnh biển Cửa Tùng, chiều dài mặt biển lên đến hơn 1,2km. Tỉnh Quảng Trị trao quyết định đầu tư dự án cho Tập đoàn AE đầu năm 2019. Đây cũng là một trong những dự án bất động sản nghỉ dưỡng trọng điểm ven biển Quảng Trị.

Phối cảnh dự án AE Cửa Tùng Resort.

Chủ đầu tư cho biết, một số hạng mục chính của khu resort sẽ giới thiệu ra thị trường vào tháng 6 năm nay. Còn lại sẽ hoàn thiện theo từng giai đoạn và dự kiến toàn bộ dự án sẽ khai thác toàn bộ trong 2020-2021.

"Dự án đã san lấp mặt bằng xong và chuẩn bị xây dựng các tiện ích theo kế hoạch", chủ đầu tư nói.

Theo vị đại diện, nhờ sự thay đổi về hạ tầng và du lịch phát triển, khách du lịch trong nước, quốc tế đang đổ về vùng biển miền Trung. Đây là cơ hội cho những thị trường nghỉ dưỡng đầy tiềm năng như đảo Cồn Cỏ Quảng Trị phát triển.

Ngoài các ông lớn địa ốc, Quảng Trị hiện cũng thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư về hạ tầng cơ sở nhằm phát triển kinh tế xã hội cho địa phương. Có thể kể đến như: Tập đoàn Điện lực miền Tây Hàn Quốc xúc tiến đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị 2; Công ty Gazprom của Nga đang triển khai đầu tư nhà máy điện khí với công suất 340MW; Công ty TNHH Daewoon của Hàn Quốc; Liên doanh các nhà đầu tư quốc tế VSIP của Singapore; Amata của Thái Lan, Sumitomo Nhật Bản, Korea Land & Housing Corporation....

Phát triển du lịch tại đảo Cồn Cỏ

Theo thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị từ đầu năm đến nay, tổng lượng khách du lịch đến địa phương là khoảng gần 800.000 lượt. Trong đó, khách quốc tế hơn 51.500 lượt, tăng 6,1 % so với cùng kỳ năm ngoái. 

Trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tổng lượt khách tăng hơn 60.000 lượt. Lượng khách đến lưu trú tại các khách sạn trên địa bàn thành phố Đông Hà tăng so với năm 2018, công suất phòng đạt 85%, các khu vực biển có nơi đạt công suất 100%. Nhu cầu lưu trú dài ngày và vui chơi trên địa bàn tình tăng đều qua các năm. xem thêm https://mauthietkenhadep.hatenadiary.jp/

Cồn Cỏ đang là điểm đến nhiều khát khao của đông đảo du khách trong nước, quốc tế.

Đảo Cồn Cỏ là một trong điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Quảng Trị. Nằm trong Tam giác vàng phát triển du lịch biển đảo quốc gia Cửa Việt – Cồn Cỏ - Cửa Tùng, đảo Cồn Cỏ sở hữu điều kiện tự nhiên còn hoang sơ. Du khách chỉ mất khoảng 30 phút tàu đi tàu cao tốc từ biển Cửa Tùng là có thể trải nghiệm, khám phá đảo.

Trong những năm qua, Cồn Cỏ liên tục thu hút nhiều nhà đầu tư du lịch. Hệ thống hạ tàng đường sá quy hoạch, xây dựng theo hướng phục vụ khách du lịch cùng vườn cây xanh, hoa được trồng nhiều giúp Cồn Cỏ thay đổi từng ngày. 

Tàu Cồn Cỏ Tourist chở khách ra đảo Cồn Cỏ.

Đến Cồn Cỏ du khách không chỉ được đắm mình trong không gian gian biển cả, mà còn được trải nghiệm các hoạt động săn bắt hải sản hay lặn biển ngắm san hô. 

Do nhu cầu tham quan khu sinh thái đảo Cồn Cỏ tăng trong dịp hè, huyện đảo Cồn Cỏ cho biết đã đư vào sử dụng tàu Cồn Cỏ Tourist do Công ty TNHH MTV 189 đóng mới. Từ 6/5, tàu ra đảo là vào sáng thứ 2, 4, 6, 7 và trở về đất liền vào thứ 3, 5, 7, chủ nhật hàng tuần. xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/noi-that-dep.html

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/top-10-mau-nha-cap-4-dep-nhat-2019.html

Theo vnexpress

Wednesday, May 8, 2019

Hà Nội làm đường ‘đắt nhất hành tinh’: Đề nghị công khai hồ sơ pháp lý

- Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND TP Hà Nội đối thoại và công khai toàn bộ hồ sơ pháp lý liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng tuyến đường Vành đai 1 với các hộ dân.

Ngày 6/5, tại trụ sở Ban Tiếp công dân Trung ương, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì tiếp công dân để xem xét về một số vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó có việc khiếu nại tố cáo của 3 nhóm công dân liên quan đến Dự án xây dựng đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu-Voi Phục liên quan đến đơn giá bồi thường, bản đổ quy hoạch...

Đối với vụ việc này, các nội dung khiếu nại tố cáo đã được các sở, ngành, Cục I, Ban Tiếp công dân Trung ương, cũng như lãnh đạo UBND TP. Hà Nội giải thích đầy đủ, toàn diện với tinh thần chỉ rõ đúng, sai.

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì tiếp công dân ngày 6/5 (Ảnh: TTCP).

Về nội dung trên, Tổng Thanh tra Chính phủ kết luận: UBND TP Hà Nội đối thoại và công khai toàn bộ hồ sơ pháp lý liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng tuyến đường Vành đai 1 với các hộ dân; giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại.

Tổng Thanh tra Chính phủ cũng giao Cục I phối hợp với Ban Tiếp công dân Trung ương kiểm tra, đôn đốc UBND TP Hà Nội trong việc xem xét, giải quyết và trả lời công dân.

Liên quan đến dự án này, Hà Nội đã chính thức phê duyệt Dự án xây dựng đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư. 

Dự án có điểm đầu giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng (Hoàng Cầu), điểm cuối tại nút giao Voi Phục. Tổng số các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng khoảng 2.328 hộ (Ảnh: Trần Thường/VNN).

Theo quyết định phê duyệt phạm vi và quy mô của dự án tuyến đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có chiều dài 2.274m, mặt cắt ngang B=50m, bao gồm bề rộng mặt đường 31m, hè 16m, dải phân cách 3m. 

Theo quy hoạch, dự án còn đầu tư xây dựng hạng mục bãi đỗ xe, cây xanh, khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan, gồm vỉa hè phía Nam đường Ðê La Thành tại phần dải đất giữa đường vành đai 1 và đường Ðê La Thành đoạn Hoàng Cầu đến Láng Hạ với diện tích hơn 6.000m2.

So với quy hoạch trước đó, các hộ dân mặt đường sẽ bị lấy đất để làm bãi đỗ xe, cây xanh. Vì vậy, từ năm 2017, khi có thông tin về quy hoạch đường vành đai 1, các hộ dân trên mặt phố Đê La Thành đoạn từ ngã tư Hoàng Cầu đến ngã tư Láng Hạ - Giảng Võ đã đồng loạt gửi đơn thư khiếu nại với nội dung phản đối việc giải tỏa đoạn mặt phố sầm uất này để làm bãi đỗ xe, cây xanh. xem thêm nhaxinhcenter-com-vn’s blog

Dự án xây dựng đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục được xem là tuyến đường “đắt nhất hành tinh” với tổng mức đầu tư 7.800 tỷ đồng cho hơn 2,2km trong đó chi phí giải phóng mặt bằng chiếm hơn 5.800 tỷ đồng được bố trí từ nguồn ngân sách thành phố.

Theo tính toán, trung bình mỗi một mét dài tuyến đường Hoàng Cầu - Voi Phục có tổng chi phí đầu tư lên hơn 3,1 tỷ đồng. Như vậy tuyến đường này sẽ cao gấp gần 3 lần chi phí làm đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa (hơn 1,1 tỷ đồng/m) và gấp hơn 2 lần tuyến Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (1,4 tỷ đồng/m).

Để làm được tuyến đường này, sẽ có khoảng 2.328 hộ dân phải di dời, trong đó quận Ðống Ða 808 hộ, Ba Ðình 1.520 hộ; nhu cầu tái định cư khoảng 2.239 căn hộ. xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-mau-thiet-ke-noi-that-chung-cu-dep-2018.html


Theo vietnamnet

Monday, May 6, 2019

'Việc cho vay mua nhà cao cấp hay không nên để ngân hàng tự quyết định'

Theo nguyên Thứ trưởng Xây dựng, nên siết cho vay mua đất nền rồi bỏ hoang chờ lên giá, thay vì với những sản phẩm đã xây dựng. 

Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước liên tục được các diễn giả tại Diễn đàn Toàn cảnh bất động sản ngày 4/5 đề cập.

Một trong những nội dung của dự thảo này là siết hoạt động cho vay mua nhà với khách hàng có dư nợ hơn 3 tỷ đồng. Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Trần Nam đánh giá, đề xuất này không ảnh hưởng đến việc sở hữu nhà của người nghèo nhưng lại chưa hợp lý.

"Nếu vay dưới 3 tỷ mà khách hàng không trả được thì cũng vỡ trận. Ngược lại có những khách hàng vay 30 tỷ nhưng họ trả được cả gốc, lãi đầy đủ thì việc gì mà không cho vay", ông Nam nói và cho rằng việc cho vay như thế nào nên để tự các ngân hàng quyết định.

Nguyên thứ trưởng Xây dựng, ông Nguyễn Trần Nam. Ảnh: Hiệp hội Bất động sản

Theo ông Nam, nên có sự đánh giá xác đáng hơn với từng sản phẩm bất động sản. Căn hộ dù ở phân khúc nào cũng không có khả năng đột biến giá nhưng dễ cho thuê, phát sinh lợi nhuận tốt trong quá trình vận hành. Loại nhà liền đất giá mua thì đắt, tỷ trọng cho thuê không được cao nhưng lại có khả năng tăng giá đột biến. Người mua có thể tuỳ vào năng lực và chiến lược kinh doanh để lựa chọn. 

Thay vì "siết" tín dụng cho vay mua nhà cao cấp, ông Nam cho rằng nên hạn chế cho vay mua đất nền. Bởi vì những công trình nhà ở sẽ kéo theo sự tăng trưởng của các ngành nghề như xi măng, sắt thép, nội thất, điện tử... và chủ sở hữu có thể dễ tìm kiếm khách thuê, lợi nhuận ổn định. Trong khi đó, ở nhiều nơi đất được mua nhưng không xây dựng. Theo ông Nam, không kéo theo sự tăng trưởng của vật liệu, tiêu dùng mà chỉ ngâm, chờ lên giá bán.

Có cùng quan điểm, chuyên gia Võ Trí Thành, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng ngành bất động sản có hệ số kéo lớn nhất, từ sản xuất, dịch vụ, gạch, ngói, thép, thiết bị, vật liệu cho đến các dịch vụ môi giới, du lịch... Theo đó, cần nhìn tổng thể từ hai phía để tạo sự ổn định, thị trường đi lên, thay vì chỉ dùng cái nhìn nghi ngại để đánh giá về bất động sản cao cấp.

Theo chuyên gia này, thị trường bất động sản đang phải đối mặt với giai đoạn khá "chơi vơi" khi phải chờ đợi nhiều bộ Luật, văn bản liên quan trong giai đoạn điều chỉnh, hoàn thiện như Luật Quy hoạch, Luật Nhà ở quy định chuyện mua nhà của người nước ngoài, các loại hình căn hộ lai (condotel, offitel...). 

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản cho rằng, trong quý I một số mặt hàng thiết yếu như xăng, điện biến động chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá đầu vào thị trường bất động sản như vật liệu, nhân công...

Theo ông, hiện tín dụng cho bất động sản đã được kiểm soát chặt chẽ hơn, quy mô tín dụng bất động sản đã giảm dần từ năm 2016 đến nay. Tỷ lệ dư nợ trong bất động sản hiện khoảng hơn 500.000 tỷ, trong tổng số 7,4 triệu tỷ dư nợ tín dụng (xấp xỉ 8%) là ở ngưỡng an toàn. Năm 2018, tốc độ tăng tín dụng 12%, nhưng tín dụng bất động sản chỉ hơn 5%, và đặc biệt quý cuối năm còn tăng trưởng âm. 

"Chính phủ đã rà phanh thị trường và đến nay dòng tiền đang giảm. Nếu tiếp tục có chính sách siết thêm sẽ có tác động không nhỏ tới bất động sản cũng như nhiều ngành kinh tế", ông Hà nói. 

Trước một số quan điểm lo ngại thị trường bất động sản có chiều hướng bất ổn nên cần dùng chính sách tín dụng để kiểm soát rủi ro, ông Nam cho rằng với những số liệu thống kê của Hiệp hội Bất động sản, thị trường 3-4 năm gần đây có sự tăng trưởng tốt, chứ không phải bong bóng. Thị trường có đa dạng nguồn hàng, giao dịch nhiều nhưng giá ổn định, giao dịch minh bạch. Hiện tượng sốt giá thực ra chỉ xuất hiện cục bộ ở một số địa phương có đột phá về quy hoạch và diễn ra một thời gian ngắn là được kiểm soát. 

"Dòng tiền vào thị trrường bất động sản nếu bị cắt đột ngột rất nguy hiểm, mà chắc chắn các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Đợt khủng hoảng giai đoạn 2011-2013 là một bài học như vậy mà sau đó rất lâu mới có thể phục hồi được", ông nói. xem thêm mẫu nhà cấp 4 đẹp


Theo vnexpress

Saturday, May 4, 2019

Đà Nẵng tổ chức hội nghị phản biện dự án lấn sông Hàn

Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam(MTTQVN) TP. Đà Nẵng thông báo sẽ tổ chức hội nghị phản biện xã hội với dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng (Marina Complex) vào ngày 7.5 tới đây.

Dự án Marina Complex án ngữ tại mặt tiền sông Hàn đang bị tạm dừng để rà soát hồ sơ pháp lý và lấy ý kiến cộng đồng

Dự kiến, hội nghị sẽ có 13 tham luận của các chuyên gia phản biện về dự án Bất động sản và Bến du thuyền Đà Nẵng (Marina Complex) cùng với sự tham dự của đại diện Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, lãnh đạo các Ban Dân vận, Tuyên giáo Thành ủy; Ban Đô thị HĐND, Văn phòng Thành ủy, Văn phòng Quốc hội cùng các sở ban ngành có liên quan.

Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng, Viện Kiến trúc Quốc gia, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, Đại học Duy Tân và Khoa Kiến trúc Đại học Bách khoa Đà Nẵng cũng được mời tham dự để đưa ra ý kiến tại hội nghị.

Đại diện lãnh đạo 4 Hội đồng Tư vấn của Ủy ban MTTQVN Đà Nẵng là Liên hiệp các Hội Khoa học - kiến trúc, Hội Quy hoạch phát triển đô thị, Hội Kiến trúc sư, Hội Xây dựng, Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường Đà Nẵng cùng Chủ tịch UB MTTQVN 7 quận, huyện và Chủ tịch UBND quận Sơn Trà sẽ có mặt tại hội nghị.

Hội nghị phản biện xã hội về dự án Marina Complex được thực hiện nhằm lấy ý kiến cộng đồng xã hội theo chỉ đạo của Thường trực Thành uỷ Đà Nẵng trước nghi vấn dự án này lấn sông Hàn, ảnh hưởng đến dòng chảy tại đây. 

Không chỉ vậy, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng còn mong muốn, các cơ quan liên quan phải đánh giá toàn diện lại mọi tác động của dự án với lợi ích của người dân, sự phát triển bền vững của thành phố chứ không riêng gì vấn đề môi trường. xem thêm nhadep’s diary


Theo lao động

Thursday, May 2, 2019

Bùng nổ nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng

Việt Nam có 45.650 phòng sắp gia nhập thị trường năm 2019-2022, vượt qua Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc.

Savills vừa công bố báo cáo tiềm năng và triển vọng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng và cho biết Việt Nam đang dẫn đầu nguồn cung sản phẩm nghỉ dưỡng giai đoạn 2019-2020. Rổ hàng bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam vượt trội so với nhóm các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc.

Việt Nam có khoảng 45.650 phòng sắp gia nhập thị trường trong giai đoạn 2019-2022, vị chi trung bình có 11.400 phòng được đưa vào khai thác mỗi năm, chiếm 69% tổng nguồn cung hiện tại. Cụ thể, Quy Nhơn có 2.250 phòng, Đà Nẵng có 12.600 phòng, Nha Trang và Cam Ranh có 17.800 phòng với tỷ lệ căn hộ khách sạn (condotel) lần lượt đạt 58-77-82% cho ba điểm đến này.

Trong năm 2018, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam ghi nhận 16.800 phòng đi vào hoạt động, số liệu này chỉ bao gồm các dự án 4 và 5 sao tại 8 điểm đến: TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Phú Quốc, Hạ Long, Quy Nhơn. Như vậy, nếu tính cả các dự án nghỉ dưỡng 3 sao trở xuống, nguồn cung có khả năng cao hơn hiện tại rất nhiều. Hiện nay có đến 90% nguồn cung mới là các dự án tại Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Nam và Phú Quốc.

Thị trường căn hộ nghỉ dưỡng condotel ở Việt Nam đang bùng nổ nguồn cung.

Đơn vị khảo sát này cho biết, có 4 xu hướng chính đang thay đổi ngành du lịch nghỉ dưỡng tại thị trường Việt Nam. Thứ nhất là công nghệ. Thứ hai là cơ sở hạ tầng, phương tiện di chuyển và sự bùng nổ của ngành hàng không. Thứ ba là thay đổi trong hành vi tiêu dùng, thúc đẩy nhu cầu nghỉ dưỡng tại Việt Nam tăng lên. Thứ tư là sự thay đổi nhân khẩu học đã tác động mạnh mẽ đến ngành du lịch nghỉ dưỡng.

Tốc độ tăng trưởng trung bình lượt khách quốc tế (CAGR) tại Việt Nam trong một thập niên qua (2008 – 2018) đạt 13,8%, đầy ấn tượng khi lần lượt cao hơn khu vực Đông Nam Á (7,7%), châu Á Thái Bình Dương (6,4%) và thế giới (4,4%). Ngoài ra, nếu so với các thị trường du lịch phát triển khác, chỉ số CAGR của Việt Nam cũng cao hơn Campuchia (10,9%), Thái Lan (10,1%), Indonesia (9,7%), Philippines (8,5%) và Singapore (6,1%).

Trong vòng 3 năm kể từ cột mốc 2015 đến năm 2018 chỉ số CAGR của Việt Nam tăng 24,9%. Trong 5 năm, tức giai đoạn 2013 - 2018, CAGR của Việt Nam tăng 15,4%. Trong một thập niên, tức thời điểm 2008-2018, CAGR của Việt Nam tăng 13,8%.

Trong khi đó, báo cáo diễn biến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng do DKRA Việt Nam công bố, trong quý I/2019 có khoảng 2 dự án condotel mới mở bán trong 3 tháng đầu năm. Rổ hàng này cung ứng cho thị trường khoảng 1.751 căn condotel, tăng 12 lần so với quý trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 74%, tăng 31 lần so với quý trước. xem thêm https://tonghopmauthietkenhadep.blogspot.com/

Đơn vị này đánh giá thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam ở phân khúc căn hộ condotel có dấu hiệu tăng cả cung lẫn cầu. Nguồn cung sơ cấp condotel tập trung chủ yếu ở Khánh Hòa và Đà Nẵng nhưng nhiều khả năng sẽ tiếp tục bùng nổ ở nhiều thủ phủ du lịch biển trên cả nước trong những quý còn lại của năm. xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/tong-hop-nhung-mau-thiet-ke-noi-that-tan-co-dien-dep-2018.html


Theo vnexpress

Friday, April 26, 2019

Siết chặt việc cưỡng chế bàn giao phí bảo trì chung cư

Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có kiến nghị gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư.

Theo HoREA, quy định trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng hiện nay đã rất cụ thể. Tuy nhiên trên thực tế, UBND cấp tỉnh hầu như chưa thực hiện đầy đủ thẩm quyền, kể cả thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao kinh phí bảo trì.

Vì vậy, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm quy định trên đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhà chung cư.

Siết chặt việc cưỡng chế bàn giao phí bảo trì chung cư

Về cách tính kinh phí bảo trì đối với sở hữu riêng của chủ đầu tư, HoREA nói rằng nên điều chỉnh theo hướng: "Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại. Phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ, giá cho thuê thực tế phần diện tích khác trong nhà chung cư đó.”

Đồng thời, tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn, trước hết là UBND cấp phường, cấp quận và Sở Xây dựng đối với việc quản lý, sử dụng và giải quyết vướng mắc đối với việc quản lý, sử dụng phí bảo trì chung cư.

Cụ thể, tổ trưởng dân phố, hoặc trưởng ban điều hành khu phố (có thể không phải là chủ sở hữu chung cư) nên làm Phó Ban Quản trị nhà chung cư, trừ trường hợp đã được bầu làm Trưởng Ban Quản trị nhà chung cư. Cạnh đó, Ban Quản trị nhà chung cư phải có tối thiểu 2 thành viên trở lên trong Ban Quản trị để có sự giám sát và hạn chế việc lạm quyền, lạm chi.

“Việc bảo trì đối với các chung cư hình thành trước khi có quy định về 2% kinh phí bảo trì theo Luật Nhà ở 2014, Hiệp hội nhận thấy các quy định trên đây đã đủ cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp chưa đóng kinh phí bảo trì trước và sau Luật Nhà ở 2005. Việc phát sinh tranh chấp về kinh phí bảo trì của các trường hợp này là do khâu thực thi pháp luật của các địa phương chưa quyết liệt.

Do đó, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ yêu cầu UBND cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện đúng các quy định nêu trên để xử lý các tranh chấp về nghĩa vụ đóng kinh phí bảo trì đối với các trường hợp xảy ra trước hoặc sau Luật Nhà ở 2005”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nói. xem thêm https://congtynhaxinh.hatenadiary.jp/

Ngoài ra, điều 13 Thông tư 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định: “đối với hội nghị của tòa nhà chung cư thì phải có tối thiểu 75% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự. Trường hợp triệu tập hội nghị lần đầu mà không đủ 75% đại diện chủ sở hữu căn hộ tham dự thì triệu tập hội nghị lần thứ hai khi có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự. Nếu triệu tập hội nghị lần thứ hai mà không có đủ số người tham dự thì chủ đầu tư đề nghị UBND xã, phường, thị trấn nơi có nhà chung tổ chức hội nghị theo quy định”.

HoREA cho rằng quy định này không phù hợp với thực tế vì rất khó đạt được tỷ lệ 75% số người dự hội nghị nhà chung cư, mà nên theo "nguyên tắc đa số" và có cơ chế phát huy vai trò của các chủ sở hữu chung cư, nhất là vai trò chủ động của UBND phường. xem thêm https://nhaxinh.hatenadiary.jp


Theo vietnamnet

Thursday, April 25, 2019

Nhà đất hẻm sâu bị ép giá tiền tỷ

Rao bán lô đất gần 300 m2 quận Bình Thạnh (TP HCM) giá 22 tỷ đồng bà Hạnh chỉ chốt được mức 18 tỷ, vuột mất 4 tỷ vì bị ép giá đất hẻm sâu.

Lô đất của bà Hạnh đã chào bán gần 3 năm nhưng chưa chốt được giao dịch thành công. Phải đến cuối năm 2018, trước áp lực cần tiền nhưng sốt ruột vì cứ phải chờ đợi quá lâu, chủ đất đành chấp nhận bán giá 18 tỷ dù ban đầu kỳ vọng bán 22 tỷ đồng.

Hơn 260 m2 đất có giá 18 tỷ đồng vị chi mỗi m2 đất hẻm một xe máy đi lọt tại quận Bình Thạnh có giá gần 70 triệu đồng. Trong khi đó, một căn nhà phố 4 tầng trên thửa đất 50 m2 đường nội bộ sầm uất, ôtô vào tận cửa và quay đầu được gần đó chào tới 20 tỷ đồng. Trừ đi chi phí xây nhà và nội thất cao cấp 4 tỷ đồng, lô đất đường nội bộ này có giá trên 300 triệu đồng mỗi m2. Bà Hạnh tiếc rẻ vì thửa đất của gia đình bà to hơn, vuông vức hơn nhưng chỉ vì nằm trong con hẻm nhỏ và sâu nên bị ép giá, vuột mất hàng tỷ đồng.

Tình huống nhà, đất to nằm trong hẻm nhỏ bị ép giá, chỉ bán được bằng một nửa thậm chí một phần ba bất động sản nhỏ hơn ở tuyến hẻm hoặc con đường lớn hơn, khá phổ biến tại TP HCM.

Trước đó, hồi năm 2016-2017, giữa lúc Sài Gòn liên tục diễn ra sốt đất, một lô đất 92 m2, hẻm vừa một xe máy đi một chiều, Phạm Viết Chánh, quận 1 có giá bán 4,5 tỷ đồng, tức gần 50 triệu đồng một m2. Trong khi cũng tại một con hẻm xe hơi cùng trục Phạm Viết Chánh, giá nhà đất ghi nhận chào bán mức phổ biến 80 triệu đồng mỗi m2.

Nhà phố Sài Gòn. Ảnh: Lucas Nguyễn

Chuyên gia bất động sản cá nhân Phan Công Chánh từng quan sát các giao dịch trên trục đường Phạm Viết Chánh cho biết điểm yếu lớn nhất của nhà đất trong hẻm mini là quá bất tiện. Từ việc bất tiện dẫn đến hàng loạt yếu tố khác như: thanh khoản kém, bị ép giá, bị định giá thấp hơn giá thị trường. Ông Chánh đưa ra lời khuyên đối với người mua nhà đất trong hẻm nhỏ là khi gặp tình huống những hẻm ôtô vào tận cửa nhà là tài sản đáng giá để cân nhắc mua. Trường hợp nhà đất nằm sâu trong hẻm nhỏ, chiều ngang hẻm dưới 3,5 m hoặc chỉ có xe máy đi lọt thì phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định xuống tiền.

Có thâm niên 10 năm tư vấn pháp lý nhà phố tại thị trường địa ốc TP HCM, chuyên gia Nguyễn Tấn Phong cho biết nhà đất trong hẻm nhỏ nếu nằm càng sâu bán càng khó khăn và thường bị ép giá.

Ông Phong cho biết, hẻm càng mini chừng nào càng làm cho giá trị của bất động sản bị mất giá trị chừng nấy dù căn nhà hoặc lô đất có lớn tới đâu. Vì vậy mà giới buôn địa ốc mới có câu "đừng tham mua nhà to trong con hẻm nhỏ". Chuyên gia này ước tính, thông thường, nhà đất trong hẻm sâu mất giá khoảng 60% so với các vị trí mặt tiền và giảm 30-40% so với hẻm xe hơi (hẻm lớn).

Trên thị trường ghi nhận các giao dịch phổ biến bình quân giá nhà đất nằm trong hẻm nhỏ mất đi một nửa giá trị so với giá đất mặt tiền đường lớn. Nguyên nhân của việc mất giá này là do lộ giới hẻm nhỏ dễ vướng quy hoạch, thậm chí là quy hoạch treo. xem thêm https://mauthietkenhadep.hatenadiary.jp

Nhà đất nằm sâu trong hẻm nhỏ không chỉ kém sang mà di chuyển bất tiện, ôtô không thể vào tận cửa, đi bằng xe máy cũng khó khăn nếu có nhiều phương tiện cùng lưu thông. Nếu xảy ra tai nạn, hỏa hoạn, việc ứng cứu cũng gặp nhiều hạn chế. Khi thẩm định giá, nhà đất lô lớn nếu nằm trong hẻm nhỏ sẽ bị mất lợi thế của bên bán. xem thêm https://thietkenhadep.hatenadiary.com


Theo vnexpress

Wednesday, April 24, 2019

Vinhomes lãi hơn 2.500 tỷ trong quý I

Giá trị hợp đồng bán bất động sản ký mới và nhận đặt cọc của Vinhomes trong quý đạt hơn 12.000 tỷ đồng.


Công ty cổ phần Vinhomes (Mã CK: VHM) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I với doanh thu thuần hợp nhất ghi nhận là 5.853 tỷ đồng và lợi nhuận kế toán sau thuế của công ty mẹ 2.540 tỷ đồng.

Doanh thu chuyển nhượng bất động sản trong quý của Vinhomes đạt hơn 4.800 tỷ đồng. Các dự án BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh) với Vingroup và các công ty con (gồm Vinhomes The Harmony - Hà Nội, Vinhomes Imperia - Hải Phòng, Vinhomes Dragon Bay - Quảng Ninh và Vinhomes Star City Thanh Hóa) đạt doanh thu gần 2.300 tỷ. Hoạt động cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản đạt hơn 600 tỷ đồng. 

Tổng giá trị hợp đồng bán bất động sản ký mới và nhận đặt cọc mới trong quý (bao gồm các dự án hợp tác kinh doanh với Vingroup) đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ. Giá trị hợp đồng mua bán lũy kế đến cuối tháng ba là hơn 242.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do các dự án chưa hoàn tất và bàn giao cho khách hàng nên các khoản này chưa được ghi nhận vào doanh thu. 

Trong quý vừa qua, Vinhomes cũng công bố quy hoạch lại các dòng thương hiệu, chỉ còn 2 thương hiệu là Vinhomes và Happy Town (nhà giá rẻ). Trong đó, các Vinhomes sẽ có 3 dòng sản phẩm từ trung đến cao cấp, gồm: Vinhomes Sapphire, Vinhomes Ruby, Vinhomes Diamond. Dòng sản phẩm VinCity hiện nay được đổi tên thành Vinhomes Sapphire.

Hồi tháng 2, HĐQT Vinhomes thông qua đề nghị của ông Phạm Nhật Vượng về việc ông sẽ thôi chức Chủ tịch HĐQT công ty này. Theo đó, bà Nguyễn Diệu Linh - người có nhiều năm giữ chức Tổng giám đốc Vinhomes trở thành Chủ tịch HĐQT. xem thêm thiệp cưới đẹp


Theo vnexpress